Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, được mệnh danh là Tây Đô - thủ phủ của Tây Nam Bộ từ hơn trăm năm trước.
Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi Trấn Giang. Thời nhà Nguyễn, Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Đến thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh sau đó được đổi thành tỉnh Phong Dinh thời Việt Nam Cộng hòa.
Sau năm 1975, ba tỉnh Phong Dinh, Ba Xuyên và Chương Thiện hợp nhất để thành lập tỉnh Hậu Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ.
Cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh Cần Thơ (tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ) và Sóc Trăng. Năm 2003, tỉnh Cần Thơ được tách thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương.

Thành phố Cần Thơ. Ảnh: Wilkipedia.
Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Minh trong sách Cần Thơ xưa và nay (xuất bản 1966), ngày xưa khi chưa lên ngôi vua, Nguyễn Ánh vào Nam đã đi qua nhiều vùng châu thổ sông Cửu Long. Một hôm, đoàn thuyền của ông đi theo sông Hậu vào địa phận thủ sở Trấn Giang (Cần Thơ xưa).
Đêm vừa xuống thì đoàn thuyền cũng đến Vàm sông Cần Thơ. Giữa đêm trường canh vắng, vọng lại nhiều tiếng ngâm thơ, hò hát, tiếng đàn, tiếng sáo hòa nhau nhịp nhàng. Nguyễn Ánh thầm khen về một cảnh quan sông nước hữu tình và đặt cho con sông này tên Cầm Thi giang, tức là con sông của thi ca đàn hát.
Dần dần, tên Cầm Thi được lan rộng trong dân chúng và nhiều người nói trại ra là Cần Thơ. Nhiều người nghe tên Cần Thơ hay và đẹp nên đã chấp nhận và cùng gọi là sông Cần Thơ.
Trong khi đó, theo tuyển tập Đà Nẵng toàn cảnh (NXB Đà Nẵng, năm 2010), địa danh Đà Nẵng theo tiếng Chăm có thể được giải thích là "sông lớn", "cửa sông lớn". Địa danh này đã được ghi chú trên các bản đồ vẽ từ thế kỷ 17 trở đi.
Theo các nhà nghiên cứu, từ rất sớm, trong cách hình thành tên gọi, tính chất cửa sông lớn, cảng thị đã được lưu ý như một điểm quan trọng của Đà Nẵng.
Câu 5: Thành phố nào được mệnh danh là "thành phố cảng"?