Britannica thông tin, quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ có nền đỏ, gồm một mặt trăng lưỡi liềm và một ngôi sao đều màu trắng. Tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài là 2:3.
Có nhiều truyền thuyết liên quan đến màu đỏ hay hình ảnh trên lá cờ, nhưng nguồn gốc cụ thể vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Dù ngôi sao và trăng lưỡi liềm thường được xem là biểu tượng của Hồi giáo, nhưng thực tế chúng có lịch sử lâu đời nước khi Hồi giáo trỗi dậy.
![Quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: World Atlas](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2019/01/09/quoc-ky-tho-nhi-ky-6723-1547026293.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qnv2vfgxnQ35YVqLRMhdRg)
Quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: World Atlas
Các nền văn minh cổ đại trên khắp Trung Đông đã sử dụng mặt trăng lưỡi liềm làm biểu tượng tôn giáo và thành phố cổ đại Byzantium được dành riêng để tôn vinh nữ thần Mặt Trăng Diana. Một ngôi sao, biểu tượng của Đức Mẹ Mary, được thêm vào hình trăng lưỡi liềm khi Constantinus Đại đế biến Kitô giáo thành đức tin chính thức của Đế Quốc La Mã và đổi tên thành phố thành Constantinople.
Hình lưỡi liềm và ngôi sao bắt đầu gắn liền với Hồi giáo khi các dân tộc Turk theo Hồi giáo ở Trung Á chiếm được bán đảo Tiểu Á (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) và thêm biểu tượng này vào lá cờ đỏ trơn của họ. Trong nhiều thế kỷ Đế quốc Ottoman tồn tại, một số phiên bản khác của lá cờ cũng được sử dụng, hầu hết kết hợp hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao, nền màu đỏ hoặc xanh lá cây.
Vào tháng 6 năm 1793, cờ hải quân của Thổ Nhĩ Kỳ có nền đỏ, hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao trắng, nhưng sao có tám cánh thay vì năm cánh. Số cánh sao được giảm vào khoảng năm 1844.
Thiết kế lá cờ hiện tại được tái xác nhận là quốc kỳ vào ngày 5/6/1936, sau cuộc cách mạng do Atatürk lãnh đạo, người đã thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1923 khi triều đại Ottoman sụp đổ.
Câu 4: Thổ Nhĩ Kỳ là quê hương của loài hoa nào sau đây?