Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính và 127 xã, phường và thị trấn. Trong đó ngoài thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, còn có 8 huyện gồm: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Hàm Tân, Đức Linh và huyện đảo Phú Quý.
Phú Quý cách thành phố Phan Thiết 56 hải lý về hướng Đông - Đông Nam. Huyện đảo rộng khoảng 17 km2, gồm 3 xã là Long Hải, Ngũ Phụng và Tam Thanh. Từ lâu, đảo Phú Quý trở nên rất quen thuộc với nhiều người qua sử sách xưa với các tên gọi Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu.
Từ năm Thiệu Trị thứ tư (1844), vì tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể nộp cho triều đình Huế, đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý trực thuộc huyện Tuy Phong (Ninh Thuận, Bình Thuận).
Phú Quý hiện có 35 di tích tôn giáo, tín ngưỡng trong đó có ba di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và bảy di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh.
Đền thờ công chúa Bàn Tranh được gọi theo tên của công chúa vương quốc Chăm Pa là Bàn Tranh. Đền thờ do người Chăm xây dựng vào cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16 để thờ công chúa Bàn Tranh, tọa lạc tại xã Long Hải.
Truyền thuyết kể rằng, công chúa Bàn Tranh vì không nghe lời vua cha nên bị kết tội phản nghịch và bị lưu đày ra hoang đảo. Nàng được ban cho một số nô tỳ để hầu hạ và một chiếc thuyền buồm làm phương tiện ra đi. Từ đó họ bắt đầu vỡ đất, làm nương, câu cá và tạo lập cuộc sống mới trên đảo hoang.
Công chúa Bàn Tranh có công đầu trong việc đưa lên đảo những giống lương thực, hoa màu và hướng dẫn người dân khai khẩn đất đai làm ruộng vườn, hình thành xóm làng và chỉ dạy người dân cách trồng trọt, làm nghề. Với công lao to lớn đó, người Chăm nói riêng và nhân dân trên đảo Phú Quý nói chung đã tôn vinh gọi đền thờ công chúa Bàn Tranh hay đền thờ Bà Chúa Xứ.
Ngoài di tích trên, huyện đảo Phú Quý còn nhiều điểm tham quan khác như: chùa Linh Quang, Vạn An Thạnh, đền thờ Thầy Sài Nại, đền thờ Bà Chúa Ngọc và Vạn Thương Hải, Vạn Mỹ Khê...
Tỉnh Bình Thuận đặt mục tiêu đưa Phú Quý trở thành điểm du lịch quốc gia, dựa vào sản phẩm thế mạnh là nghỉ dưỡng biển - núi và các tài nguyên nhân văn như chùa, đền thờ.
Câu 3: Loài voọc đầu trắng rất quý hiếm là loài vật đặc trưng ở huyện đảo nào?