Huyện Cát Hải thuộc thành phố Hải Phòng, được thành lập năm 1977 từ việc hợp nhất hai huyện đảo Cát Bà và Cát Hải cũ. Cát Hải hiện có 10 xã và hai thị trấn, diện tích 345 km2, gồm hai đảo lớn là Cát Hải và Cát Bà.
Ngoài cư dân bản địa, dân Cát Hải là người cộng đồng muôn phương, thạo nghề sông nước như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh...
Trên quần đảo Cát Bà có các hang động nổi tiếng như: Hoa Cương, Trung Trang, Quân Y, Áng Mả, Phù Long, Quả Vàng... Đảo chính Cát Bà rộng khoảng 144 km2, chỗ cao nhất 331 m, là đảo đá vôi lớn nhất trong hệ thống quần đảo phía nam vịnh Hạ Long và vùng ven bờ tây biển Đông.
Cát Bà có các hệ sinh thái tiêu biểu như: rừng mưa nhiệt đới trên núi đã vôi, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm rong cỏ biển, hệ sinh thái hang động, túng áng. Hệ động vật trên cạn có trên 200 loài, gồm khoảng 20 loài thú, 69 loài chim, 15 loài bò sát và 11 loài lưỡng cư.
Trong đó, 10 loài thú và 6 loài chim quý hiếm như: voọc đầu trắng (còn gọi là voọc đầu vàng), mèo rừng, khỉ đuôi vàng, khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, nai, hoẵng, sơn dương, cầy nhông, nhím, trăn gấm, rắn hổ mang chúa, kỳ đã, tắc kè, thạch sùng bay, chim cu gáy, chim đa đa, cu xanh, chim ngói và 2 loài chim nước là vịt trời, sâm cầm.
Đặc biệt, loài đặc hữu voọc đầu trắng duy nhất trên thế giới chỉ còn vài chục cá thể ở quần đảo, trở thành biểu tượng của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà.
Sinh vật biển thuộc vùng biển - đảo Cát Hải cũng rất phong phú, với trên 1.200 loài, trong đó có 30 loài cỏ biển, 36 loài thực vật ngập mặn, 590 loài động vật đáy, 20 loài san hô, 207 loài cá. Nhiều loài thuộc loại quý hiếm được ghi vào danh sách đỏ Việt Nam và nhiều loài đặc sản có giá trị kinh tế cao như: rong guột, rong mơ mềm, ốc đụn, tu hài, trai ngọc, đồi mồi, rùa da, vích, sò huyết, cá mục, cua bể, cá song, cá thu, cá chim, ghẹ.
Câu 4: Giống chó nổi tiếng tinh khôn với những vòng xoáy lông trên sống lưng là loại chó riêng ở huyện đảo nào?