Phương pháp của sách Giáo dục Công nghệ (GDCN) đang áp dụng là: Tiếng có trước chữ thì phải học tiếng trước - học chữ sau, sau đó dùng chữ ký âm, dùng cái ảo (chữ) để mô phỏng cái thật (tiếng). Tiếng là vật thật, chữ là vật ảo, là ánh xạ của tiếng, dùng chữ để ký âm.
Phần đầu của sách chưa hề dạy tới nhìn mặt chữ. Mục đích là để trẻ tách lời ra thành từng tiếng, tách tiếng thành các âm qua câu cô đọc (nhắc lại trẻ không cần biết mặt chữ trước), sau đấy học đánh vần, rồi cuối cùng mới xen kẽ nhận diện mặt chữ và áp dụng luật chính tả.
Còn phương pháp truyền thống là phải thuộc bảng chữ cái, nhìn chữ rồi mới đánh vần. Nó ngược lại với cách cảm thụ của trẻ, phải học cái ảo trước (chữ) mới mô phỏng - tái tạo được cái thật (tiếng).
Một số bạn thắc mắc về K,Q,C đều đọc bằng âm /cờ/. K,Q,C đều là biến thể của cách ký âm /cờ/, về bản chất chúng ta phải hiểu ngược lại là âm /cờ/ có ba cách thể hiện bằng chữ cái là K,Q,C (theo quy tắc của các nhà ngôn ngữ đi trước quy định).
Tương tự với R-D-GI, CH-TR giống như một hình khối mà chiếu ánh sáng khác nhau thì cái bóng nó khác nhau. Do thế hệ chúng ta theo cách học chữ cái trước, học đọc tiếng sau nên bị đóng đinh quan điểm đó rồi nên tiếp thu nó hơi khó.
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.