Diễn viên xuất hiện ở màn đầu của vở "Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai" - kịch "Ngày xửa ngày xưa" số 34, sẽ công diễn từ ngày 27/5 tại Nhà hát Bến Thành, TP HCM. Anh đóng vai Hắc tiên Mắc Ma - phù thủy từng tốt nghiệp Trường học phép thuật. Thay vì theo con đường chính đạo, gã phản thầy để tạo dựng một thế giới toàn người xấu.
Tác phẩm tạo cơn "sốt" hồi giữa tháng 5 sau thông tin đây là chương trình cuối nghệ sĩ Thành Lộc tham gia ở Idecaf, sau 26 năm diễn ở sân khấu này. Diễn viên cho biết ngưng diễn các vở người lớn nhưng không bỏ nghề, vẫn gắn bó với series kịch thiếu nhi. Thành Lộc dự kiến tham gia "Ngày xửa ngày xưa" đến hết mùa hè, khi khán giả nhí nhập học.
Diễn viên xuất hiện ở màn đầu của vở "Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai" - kịch "Ngày xửa ngày xưa" số 34, sẽ công diễn từ ngày 27/5 tại Nhà hát Bến Thành, TP HCM. Anh đóng vai Hắc tiên Mắc Ma - phù thủy từng tốt nghiệp Trường học phép thuật. Thay vì theo con đường chính đạo, gã phản thầy để tạo dựng một thế giới toàn người xấu.
Tác phẩm tạo cơn "sốt" hồi giữa tháng 5 sau thông tin đây là chương trình cuối nghệ sĩ Thành Lộc tham gia ở Idecaf, sau 26 năm diễn ở sân khấu này. Diễn viên cho biết ngưng diễn các vở người lớn nhưng không bỏ nghề, vẫn gắn bó với series kịch thiếu nhi. Thành Lộc dự kiến tham gia "Ngày xửa ngày xưa" đến hết mùa hè, khi khán giả nhí nhập học.
Vai của Thành Lộc có nhiều tạo hình, như cảnh Hắc tiên hóa thành Cám. Nghệ sĩ có màn trình diễn với giai điệu bài "Tấm Cám", gợi nhớ nhân vật anh đảm nhận trong vở cùng tên - số đầu tiên của "Ngày xửa ngày xưa" (năm 2000).
Vai của Thành Lộc có nhiều tạo hình, như cảnh Hắc tiên hóa thành Cám. Nghệ sĩ có màn trình diễn với giai điệu bài "Tấm Cám", gợi nhớ nhân vật anh đảm nhận trong vở cùng tên - số đầu tiên của "Ngày xửa ngày xưa" (năm 2000).
Chương trình được đầu tư lớn về thời trang, bối cảnh. Trang phục của dàn nhân vật đa dạng, trải dài từ Trung Á đến Trung Mỹ, chủ đạo là thời trang truyền thống của vùng Kazakhstan. Ngoài 30 nghệ sĩ có tạo hình riêng, dàn diễn viên phụ họa cũng được thiết kế chăm chút về quần áo, phụ kiện.
Chương trình được đầu tư lớn về thời trang, bối cảnh. Trang phục của dàn nhân vật đa dạng, trải dài từ Trung Á đến Trung Mỹ, chủ đạo là thời trang truyền thống của vùng Kazakhstan. Ngoài 30 nghệ sĩ có tạo hình riêng, dàn diễn viên phụ họa cũng được thiết kế chăm chút về quần áo, phụ kiện.
Nhân vật hóa thân thành phù thủy trong "Bạch Tuyết và bảy chú lùn". Vở lấy cảm hứng từ "Bầy chim thiên nga" - truyện cổ Andersen, có sự pha trộn, biến tấu nhiều tình tiết từ các tác phẩm nổi tiếng khác.
Nhân vật hóa thân thành phù thủy trong "Bạch Tuyết và bảy chú lùn". Vở lấy cảm hứng từ "Bầy chim thiên nga" - truyện cổ Andersen, có sự pha trộn, biến tấu nhiều tình tiết từ các tác phẩm nổi tiếng khác.
Nghệ sĩ Lê Khánh (phải) hóa thành Thiện tiên Thạch Nhũ, bạn học và là kẻ đối đầu với Mắc Ma. Khác tuyến phản diện, nhân vật mang tính cách lương thiện, là người bảo vệ cho dân thường. Lê Khánh gây cười trong nhiều phân cảnh với tạo hình điệu đà, màu mè.
Nghệ sĩ Lê Khánh (phải) hóa thành Thiện tiên Thạch Nhũ, bạn học và là kẻ đối đầu với Mắc Ma. Khác tuyến phản diện, nhân vật mang tính cách lương thiện, là người bảo vệ cho dân thường. Lê Khánh gây cười trong nhiều phân cảnh với tạo hình điệu đà, màu mè.
Nghệ sĩ Mỹ Duyên tiếp tục đảm nhận vai công chúa như các số trước của "Ngày xửa ngày xưa". Ở vở mới, chị có nhiều phân đoạn diễn nội tâm, khắc họa bi kịch của em gái đi tìm 5 người anh - những hoàng tử chịu lời nguyền hóa thành thiên nga.
Nghệ sĩ Mỹ Duyên tiếp tục đảm nhận vai công chúa như các số trước của "Ngày xửa ngày xưa". Ở vở mới, chị có nhiều phân đoạn diễn nội tâm, khắc họa bi kịch của em gái đi tìm 5 người anh - những hoàng tử chịu lời nguyền hóa thành thiên nga.
Nghệ sĩ Hữu Châu nhận vai pháp sư, người buộc tội công chúa là phù thủy khi cô dệt áo tầm gai để cứu các anh. So với các tác phẩm, "đất" diễn của Hữu Châu ít hơn, chủ yếu xuất hiện vào nửa cuối vở.
Nghệ sĩ Hữu Châu nhận vai pháp sư, người buộc tội công chúa là phù thủy khi cô dệt áo tầm gai để cứu các anh. So với các tác phẩm, "đất" diễn của Hữu Châu ít hơn, chủ yếu xuất hiện vào nửa cuối vở.
Diễn viên Hoàng Trinh (phải) và Quang Thảo - biên kịch của vở - nhập vai gia đình Táo Tiên, những người hỗ trợ công chúa trên đường tìm các anh trai.
Diễn viên Hoàng Trinh (phải) và Quang Thảo - biên kịch của vở - nhập vai gia đình Táo Tiên, những người hỗ trợ công chúa trên đường tìm các anh trai.
Êkíp lần đầu đưa hình ảnh thổ dân Trung Mỹ lên sân khấu "Ngày xửa ngày xưa" với những chiếc mũ lông chim cách điệu.
Êkíp lần đầu đưa hình ảnh thổ dân Trung Mỹ lên sân khấu "Ngày xửa ngày xưa" với những chiếc mũ lông chim cách điệu.
Đạo diễn Đình Toàn (trái) đóng vai anh cả trong nhóm 5 hoàng tử bị lời nguyền hóa kiếp thiên nga.
Ông Huỳnh Anh Tuấn - giám đốc sân khấu - cho biết khoảng 14.000 vé cho 23 suất diễn từ ngày 27/5 đến 25/6 được bán hết. Chương trình mở bán thêm 20 suất trong tháng 7 để đáp ứng nhu cầu của người hâm mộ.
Đạo diễn Đình Toàn (trái) đóng vai anh cả trong nhóm 5 hoàng tử bị lời nguyền hóa kiếp thiên nga.
Ông Huỳnh Anh Tuấn - giám đốc sân khấu - cho biết khoảng 14.000 vé cho 23 suất diễn từ ngày 27/5 đến 25/6 được bán hết. Chương trình mở bán thêm 20 suất trong tháng 7 để đáp ứng nhu cầu của người hâm mộ.
Tác phẩm cũng đánh dấu sự trở lại của nghệ sĩ Thanh Thủy (giữa) sau nhiều năm rời Idecaf. Đầu tác phẩm, chị cùng Đình Toàn (phải) và Bạch Long (trái) xuất hiện trong tạo hình của nhóm Líu Lo "Chuyện ngày xưa" - chương trình kể chuyện cổ tích thập niên 2000, gồm Thành Lộc, Thanh Thủy, Bạch Long, Hoàng Trinh, Đình Toàn.
Tác phẩm cũng đánh dấu sự trở lại của nghệ sĩ Thanh Thủy (giữa) sau nhiều năm rời Idecaf. Đầu tác phẩm, chị cùng Đình Toàn (phải) và Bạch Long (trái) xuất hiện trong tạo hình của nhóm Líu Lo "Chuyện ngày xưa" - chương trình kể chuyện cổ tích thập niên 2000, gồm Thành Lộc, Thanh Thủy, Bạch Long, Hoàng Trinh, Đình Toàn.
Thành Lộc kể sự ra đời của nhóm "Líu Lo" trên show "Ký ức vui vẻ" năm 2020. Video: Vie
Bài, ảnh: Mai Nhật