Sự bùng nổ thương mại điện tử trong năm 2020 được xem là cú hích cho nhiều ngành hàng và lĩnh vực kinh doanh khác phát triển, thay đổi nhằm thích nghi với sự biến chuyển của thị trường. Với sự gia tăng về lượt truy cập, nhà bán hàng, số lượng đơn hàng, thương hiệu hợp tác lẫn các nhà bán hàng, nền tảng thương mại điện tử vẫn chiếm ưu thế so với các kênh bán hàng truyền thống khác. Ưu thế này được dự đoán sẽ tiếp tục trụ vững dù trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện tại hay trong giai đoạn "bình thường mới" trước đó.
Mặt khác, việc Covid-19 bất ngờ bùng phát trở lại trên cả nước lần nữa khiến người tiêu dùng quay trở lại thói quen mua sắm trực tuyến. So với đợt giãn cách xã hội lần đầu vào tháng 4/2020, ngành hàng tiêu dùng nhanh trên sàn thương mại điện tử Lazada ghi nhận tăng trưởng gấp ba lần với lượng đơn hàng tăng gấp bốn lần. Bên cạnh đó, các mặt hàng tươi sống và đông lạnh cũng đạt mức tăng trưởng hơn 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành hàng trên thương mại điện tử cho thấy các doanh nghiệp đối tác và nhà bán hàng đều hưởng lợi từ sự bùng nổ của làn sóng mua sắm trực tuyến này. Nhờ việc thiết lập chiến lược kinh doanh trên thương mại điện tử từ sớm và tận dụng các công cụ sẵn có trên sàn, thương hiệu và nhà bán hàng phần nào trụ vững qua những biến động và đạt kết quả kinh doanh tích cực trong bối cảnh hiện nay.
Là một trong những doanh nghiệp uy tín, có vị thế tại thị trường Việt Nam với hơn 30 năm kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng gia đình, Nhựa Chợ Lớn vẫn luôn là lựa chọn quen thuộc của người tiêu dùng trong nước. Trước đây, Nhựa Chợ Lớn chỉ trung thành với các kênh bán hàng truyền thống. Một năm với Covid-19 và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 là bước ngoặt quan trọng dưa doanh nghiệp đến với chuyển đổi số.
Sau một năm đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Lazada, tính đến tháng 5/2021, Nhựa Chợ Lớn đã ghi nhận doanh thu tăng hơn 800% với số lượt truy cập đạt gần 400%. Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng chạm mức gần 100% so với cùng kỳ năm 2020.
"Bán hàng qua sàn thương mại điện tử không chỉ giúp giảm chi phí mặt bằng, nhân sự mà còn là hình thức hợp tác có lợi song phương, góp phần vào sự phát triển chung của doanh nghiệp. Người tiêu dùng cũng tiếp cận sản phẩm nhanh chóng và an toàn hơn trong thời dịch. Thành quả đạt được sau một năm lên sàn là minh chứng rõ nhất cho việc áp dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ mà Lazada mang lại", ông Văn Lộc Chiến, Quản lý bộ phận kinh doanh trực tuyến Nhựa Chợ Lớn chia sẻ.
Với các thương hiệu nước ngoài, việc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử ở các quốc gia khác đã quá quen thuộc. Tuy nhiên với thị trường Việt Nam, đây lại được xem như một bước tiến vượt bậc trong việc tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng, mở ra một kênh giao dịch mới đầy hứa hẹn.
Đơn cử như thương hiệu gia dụng Dyson, là một nhãn hàng đã có vị thế vững chắc ở thị trường quốc tế, tuy nhiên lại khá mới mẻ với đại đa số người tiêu dùng Việt. Chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam vào tháng 4/2021, Dyson lựa chọn Lazada là sàn thương mại điện tử đầu tiên hợp tác. Việc sớm đưa sản phẩm lên sàn là cách nhãn hàng cao cấp này quảng bá tên tuổi thương hiệu, đồng thời nhanh chóng tiếp cận đông đảo người dùng. Đây lại là lợi thế mà một sàn thương mại điện tử lớn như Lazada sẵn có.
Đại diện Dyson cho biết việc chọn Lazada làm đối tác thương mại điện tử đầu tiên hoàn toàn dựa trên độ uy tín, tốc độ phát triển nhanh cùng chiến lược phát triển vững mạnh. Nhãn hàng mong muốn mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm đa kênh, thuận tiện cùng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Mặt khác, việc các sàn thương mại điện tử liên tục triển khai các chiến dịch ưu đãi, kích cầu mua sắm là cơ hội "vàng" cho các doanh nghiệp, nhãn hàng và nhà bán hàng tận dụng và thúc đẩy doanh số. Hàng loạt chương trình ưu đãi, giảm giá sản phẩm diễn ra với tần suất dày đặc đã thành công làm nên những con số kỷ lục cho ngành thương mại điện tử vào quý IV/2020 với 13% tăng trưởng so với 6 tháng đầu năm - thời điểm được xem là kinh doanh nhộn nhịp của thương mại điện tử, bất chấp Covid-19.
Là một trong những sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, Lazada trong năm 2020 đã phối hợp với hàng loạt thương hiệu từ nhiều ngành hàng khác nhau, chung tay mang đến hơn 20 "Ngày hội siêu thương hiệu". Doanh thu những nhãn hàng tham gia ghi nhận trong các ngày này đều cao hơn 140 lần so với ngày thường. Bằng các hoạt động này kèm loạt lễ hội mua sắm lớn, Lazada đã giúp các thương hiệu thành công thúc đẩy doanh số, gia tăng mạnh mẽ tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
Nối tiếp hành trình hỗ trợ doanh nghiệp đối tác cùng nhà bán hàng, sắp tới, đại diện Lazada cho biết sẽ tiếp tục triển khai Lễ hội mua sắm "6.6 Ở nhà săn hàng sale", kéo dài từ 6-10/6. Sự kiện này mang đến cơ hội cho người tiêu dùng mua sắm tiện lợi, tiết kiệm cho người tiêu dùng Việt, đồng thời tiếp sức cho các thương hiệu và nhà bán hàng tiếp tục duy trì kinh doanh ổn định trong thời dịch.
Ông James Dong, Tổng giám đốc Lazada Việt Nam hy vọng lễ hội mua sắm 6/6 có thể hỗ trợ các đối tác thương hiệu và nhà bán hàng thúc đẩy doanh số, thu hút người mua mới, duy trì nguồn thu nhập ổn định trong khoảng thời gian đầy thử thách này. Đồng thời, Lazada cũng muốn lan tỏa thông điệp tích cực và tinh thần lạc quan mua sắm tại nhà tới người tiêu dùng Việt trên khắp cả nước.
Lễ hội mua sắm "6.6 Ở nhà săn hàng sale" của Lazada sẽ chính thức diễn ra từ 6-10/6 với các ưu đãi: giảm giá toàn sàn đến 50%, hàng loạt voucher "khủng" tích lũy lên đến 400.000 đồng, flashsale, deal đồng giá 1.000 đồng, "mua 1 tặng 1" gian hàng chính hãng LazMall kèm chính sách miễn phí giao hàng cho đơn 0 đồng... Sự kiện được mong đợi là lễ hội mua sắm lớn nhất hè của sàn thương mại điện tử trong năm 2021 với tổng trị giá ưu đãi lên đến hàng tỷ đồng.
Thy An