
Thức dậy mỗi sáng với tiếng sóng biển có vẻ là điều lý tưởng với nhiều người, nhưng điều đó không đúng với bà Pasijah, 55 tuổi, tỉnh Trung Java, Indonesia.
Thức dậy mỗi sáng với tiếng sóng biển có vẻ là điều lý tưởng với nhiều người, nhưng điều đó không đúng với bà Pasijah, 55 tuổi, tỉnh Trung Java, Indonesia.

Ngôi nhà của Pasijah giữa ngôi làng ngập nước Rejosari Senik, tỉnh Trung Java, Indonesia, ngày 14/3. Bà cùng chồng và các con sống trong ngôi nhà cuối cùng trong làng. Rejosari Senik là một ngôi làng nhỏ trên bờ biển phía bắc Java, nơi từng là đất liền nhưng giờ đã bị biển nhấn chìm một phần.
Ngôi nhà của Pasijah giữa ngôi làng ngập nước Rejosari Senik, tỉnh Trung Java, Indonesia, ngày 14/3. Bà cùng chồng và các con sống trong ngôi nhà cuối cùng trong làng. Rejosari Senik là một ngôi làng nhỏ trên bờ biển phía bắc Java, nơi từng là đất liền nhưng giờ đã bị biển nhấn chìm một phần.

Đây là nhà hàng xóm bỏ hoang trong làng, ngày 19/2. Trong vài năm qua, hàng xóm của Pasijah lần lượt rời đi, bỏ lại nhà cửa, vườn rau, ruộng lúa cho biển cả, nhưng bà và gia đình quyết định không bỏ nơi này.
"Tôi muốn ở lại đây, tình cảm dành cho ngôi nhà này vẫn còn mãi”, Pasijah nói, thêm rằng bà đã gắn bó với nơi này 35 năm.
Đây là nhà hàng xóm bỏ hoang trong làng, ngày 19/2. Trong vài năm qua, hàng xóm của Pasijah lần lượt rời đi, bỏ lại nhà cửa, vườn rau, ruộng lúa cho biển cả, nhưng bà và gia đình quyết định không bỏ nơi này.
"Tôi muốn ở lại đây, tình cảm dành cho ngôi nhà này vẫn còn mãi”, Pasijah nói, thêm rằng bà đã gắn bó với nơi này 35 năm.

Một ngôi nhà bị hỏ hoang, hư hại do xói mòn và sụt lún đất, ngày 20/2. Theo thông tin từ Mạng lưới báo chí Trái Đất dẫn lại từ báo địa phương Suara Merdeka, làng Rejosari Senik từng có nhiều cánh đồng màu mỡ, cách bờ biển khoảng bảy km vào những năm 1970. Nhưng biển bắt đầu nuốt chửng đất liền vào năm 2006, dần biến ruộng lúa thành ao, hồ.
Hiện tượng nước biển dâng đã cô lập ngôi làng khỏi đất liền, biến nơi từng có 200 gia đình sinh sống thành một làng “ma”, với những ngôi nhà bỏ hoang nhô ra khỏi vùng nước lợ.
Việc trụ lại buộc gia đình Pasijah phải nâng nền nhà mỗi năm, nhưng họ vẫn quyết tâm giữ Rejosari Senik không bị xóa khỏi bản đồ.
Một ngôi nhà bị hỏ hoang, hư hại do xói mòn và sụt lún đất, ngày 20/2. Theo thông tin từ Mạng lưới báo chí Trái Đất dẫn lại từ báo địa phương Suara Merdeka, làng Rejosari Senik từng có nhiều cánh đồng màu mỡ, cách bờ biển khoảng bảy km vào những năm 1970. Nhưng biển bắt đầu nuốt chửng đất liền vào năm 2006, dần biến ruộng lúa thành ao, hồ.
Hiện tượng nước biển dâng đã cô lập ngôi làng khỏi đất liền, biến nơi từng có 200 gia đình sinh sống thành một làng “ma”, với những ngôi nhà bỏ hoang nhô ra khỏi vùng nước lợ.
Việc trụ lại buộc gia đình Pasijah phải nâng nền nhà mỗi năm, nhưng họ vẫn quyết tâm giữ Rejosari Senik không bị xóa khỏi bản đồ.

Pasijah đi thuyền cùng các con trai, Ikhwanuddin, 35 tuổi và Thoiron, 25 tuổi, dọc theo bờ biển phía bắc Java, ngày 14/3. Vùng đất liền gần nhất cách nơi này hai km. Demak là thành phố gần nhất, cách 19 km. Phương tiện duy nhất để đến đó là thuyền.
Indonesia là một quần đảo với khoảng 81.000 km bờ biển. Vị trí địa lý khiến nơi này dễ bị tổn thương do nước biển dâng cao và xói mòn.
Từ năm 1992 đến năm 2024, mực nước biển của nước này tăng trung bình 4,25 mm mỗi năm. Tuy nhiên, Kadarsah, một chuyên gia biến đổi khí hậu tại Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia, nói biến đổi khí hậu khiến tốc độ nước biển dâng nhanh trong những năm gần đây. Thêm vào đó, hoạt động bơm nước ngầm kéo theo tình trạng sụt lún đất dọc bờ biển phía bắc Java khiến tình trạng này thêm nghiêm trọng.
Pasijah đi thuyền cùng các con trai, Ikhwanuddin, 35 tuổi và Thoiron, 25 tuổi, dọc theo bờ biển phía bắc Java, ngày 14/3. Vùng đất liền gần nhất cách nơi này hai km. Demak là thành phố gần nhất, cách 19 km. Phương tiện duy nhất để đến đó là thuyền.
Indonesia là một quần đảo với khoảng 81.000 km bờ biển. Vị trí địa lý khiến nơi này dễ bị tổn thương do nước biển dâng cao và xói mòn.
Từ năm 1992 đến năm 2024, mực nước biển của nước này tăng trung bình 4,25 mm mỗi năm. Tuy nhiên, Kadarsah, một chuyên gia biến đổi khí hậu tại Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia, nói biến đổi khí hậu khiến tốc độ nước biển dâng nhanh trong những năm gần đây. Thêm vào đó, hoạt động bơm nước ngầm kéo theo tình trạng sụt lún đất dọc bờ biển phía bắc Java khiến tình trạng này thêm nghiêm trọng.

Những ngôi nhà bỏ hoang bị ngập một phần trong biển ở làng Rejosari Senik, Trung Java, ngày 19/2.
Hiện tượng nước biển dâng không chỉ diễn ra ở Trung Java. Jakarta, Thủ đô Indonesia, nơi sinh sống của khoảng 10 triệu dân, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, buộc chính quyền nước này gấp rút gây dựng Thủ đô mới tại Nusantara, đảo Borneo.
Để ngăn nước biển dâng, Indonesia đang xây một bức tường chắn biển dài 700 km chạy dọc theo bờ biển phía bắc giữa các tỉnh Banten và Đông Java.
Những ngôi nhà bỏ hoang bị ngập một phần trong biển ở làng Rejosari Senik, Trung Java, ngày 19/2.
Hiện tượng nước biển dâng không chỉ diễn ra ở Trung Java. Jakarta, Thủ đô Indonesia, nơi sinh sống của khoảng 10 triệu dân, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, buộc chính quyền nước này gấp rút gây dựng Thủ đô mới tại Nusantara, đảo Borneo.
Để ngăn nước biển dâng, Indonesia đang xây một bức tường chắn biển dài 700 km chạy dọc theo bờ biển phía bắc giữa các tỉnh Banten và Đông Java.

Trong khi đó, Pasijah và gia đình thích ứng với hậu quả của biến đổi khí hậu bằng cách trồng rừng ngập mặn. Mỗi ngày, bà chèo chiếc thuyền chế từ thùng nhựa xanh ra ven biển, di chuyển giữa dòng nước cao tới ngực để chăm sóc các bụi cây, trồng cây non.
Trong khi đó, Pasijah và gia đình thích ứng với hậu quả của biến đổi khí hậu bằng cách trồng rừng ngập mặn. Mỗi ngày, bà chèo chiếc thuyền chế từ thùng nhựa xanh ra ven biển, di chuyển giữa dòng nước cao tới ngực để chăm sóc các bụi cây, trồng cây non.

Bà đã trồng khoảng 15.000 cây ngập mặn mỗi năm trong hai thập kỷ qua, mong bảo vệ được ngôi nhà khỏi gió và sóng.
Bà đã trồng khoảng 15.000 cây ngập mặn mỗi năm trong hai thập kỷ qua, mong bảo vệ được ngôi nhà khỏi gió và sóng.

Gia đình bà sống dựa vào việc bán cá đánh bắt được ở chợ gần nhất. "Từ khi quyết định ở lại, tôi không còn lo lắng về cảm giác cô lập ở đây nữa. Chúng tôi sẽ vượt qua từng thách thức để trụ lại nơi này", Pasijah nói.
Gia đình bà sống dựa vào việc bán cá đánh bắt được ở chợ gần nhất. "Từ khi quyết định ở lại, tôi không còn lo lắng về cảm giác cô lập ở đây nữa. Chúng tôi sẽ vượt qua từng thách thức để trụ lại nơi này", Pasijah nói.
Bảo Bảo (theo Reuters)