Tôi không đồng ý và phản biện lại: "Mỗi thời một khác. Thời của bố đi lên từ tay trắng. Nhưng khi đó cả xã hội đều cùng một xuất phát điểm như nhau. Thị trường cũng chưa mở cửa, ai sớm buôn bán đều có rất nhiều đất diễn, nhiều cơ hội, cạnh tranh ít.
Thế hệ của con là đã khác nhiều rồi. Kiến thức và công nghệ phổ cập thì ai cũng như ai, đó không phải là lợi thế tuyệt đối. Nhưng không giống thời của bố, khi con bắt đầu lập nghiệp thì đã có hàng vạn công ty, tập đoàn chiếm các phân khúc lớn nhỏ, hàng triệu hộ kinh doanh đủ ngành nghề, họ đã có sẵn thị trường, khách hàng, con cái họ được đi du học Âu Mỹ. Những bạn trẻ tay trắng ở thời đại của con phải vô cùng vất vả, để có thể cạnh tranh.
Đừng thấy bề nổi một số ít những người bán hàng online thành công. Số người kinh doanh buôn bán mà trụ lại được sau 5 năm chỉ chiếm có 5-10%, tức là cứ 100 người khởi nghiệp thì 90-95 người phá sản. Đừng chỉ nhìn vào phần nổi, nhìn thấy những người làm màu mè mà tưởng rằng kinh doanh buôn bán là dễ dàng.
Thế hệ sau này lập nghiệp sẽ còn khó khăn nữa, bởi toàn cầu hóa, thế giới phẳng. Các tập đoàn nước ngoài đã vào Việt Nam, cạnh tranh ở mức độ toàn cầu.
Một người thậm chí phải chịu sự cạnh tranh của cả một tập đoàn tỷ USD với đầy đủ mọi nguồn lực, ví dụ xe ôm truyền thống và xe ông công nghệ là một ví dụ dễ thấy, và đó mới chỉ là khởi đầu). Tiếp đó là các "shop nước ngoài" trên các sàn thương mại điện tử bán thẳng hàng từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng trong nước...
Terran Rock
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.