Nhật thực là lúc Mặt trăng chắn ánh sáng Mặt trời đến một phần Trái đất diễn ra vào một số pha không trăng (trăng non, đầu hoặc cuối tháng âm lịch) khi Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất xấp xỉ thẳng hàng. Ngược lại, nguyệt thực là lúc Trái đất chắn ánh sáng Mặt trời đến Mặt trăng, diễn ra vào một số pha trăng tròn (giữa tháng âm lịch) khi Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng xấp xỉ thẳng hàng.
Quỹ đạo Mặt trăng quanh Trái đất (còn gọi là bạch đạo) nghiêng khoảng hơn 5 độ so với quỹ đạo của Trái đất quanh Mặt trời (hoàng đạo). Do đó, để nhật thực và nguyệt thực diễn ra thì Mặt trăng phải ở gần giao cắt của hai mặt phẳng quỹ đạo. Thường mỗi năm trên Trái đất xảy ra ít nhất bốn lần nhật thực và nguyệt thực (có thể là hai nhật thực, hai nguyệt thực).
Người xưa nhìn thấy nguyệt thực đều cho rằng Mặt trăng bị gấu trời ăn mất. Thực tế, do đi vào vùng bóng tối của Trái đất, nên Mặt trăng bị che khuất dần và biến mất hoàn toàn (nếu là nguyệt thực toàn phần). Sau một khoảng thời gian Mặt trăng lại ló ra và trở về như cũ (gấu nhả trăng).
Trong nguyệt thực, chóp bóng tối đằng sau Trái đất có thể bao phủ tới bốn lần Mặt trăng. Khi Mặt trăng không nằm hoàn toàn trong bóng tối của Trái đất, ta sẽ quan sát được nguyệt thực một phần. Vì bóng tối của Trái đất lớn so với Mặt trăng nên nguyệt thực toàn phần kéo dài lâu hơn so với nhật thực toàn phần.
Khoảng 20 phút trước khi Mặt trăng đi vào bóng tối Trái đất, Mặt trăng tròn đầy bị mờ dần đi, do Trái đất che bớt ánh sáng rọi đến nó. Khi Mặt trăng di chuyển trên quỹ đạo bắt đầu vào bóng tối Trái đất, hình dạng tròn của bóng tối Trái đất bắt đầu in lên bề mặt của Mặt trăng.
Khi đã nằm hoàn toàn trong bóng tối của Trái đất, Mặt trăng vẫn có thể được nhìn thấy khá tối với màu hơi đỏ và được gọi với cái tên "Mặt trăng máu". Nguyên nhân là do hiện tượng nhiễu xạ của ánh sáng qua đĩa Trái đất nên vẫn có ánh sáng mặt trời qua khí quyển Trái đất chiếu sáng Mặt trăng. Tuy nhiên, cường độ ánh yếu và hầu hết dải bước sóng của vùng ánh sáng khả kiến bị không khí tán xạ, chỉ còn lại ánh sáng màu đỏ (có bước sóng dài nhất) truyền đến Mặt trăng. Do đó, Mặt trăng có màu đỏ và tối.
Nguyệt thực toàn phần có thể kéo dài đến một giờ 40 phút, còn khoảng thời gian nguyệt thực một phần, trước và sau nguyệt thực toàn phần, có thể kéo dài khoảng một giờ. Nguyệt thực toàn phần có thể được quan sát bởi mọi người ở nửa Trái đất quay về phía Mặt trăng, trái ngược với nhật thực toàn phần chỉ dành số ít nằm trong vệt đi qua của chóp bóng tối Mặt trăng mới quan sát được.
Câu 3: Triều cường có thể đạt đỉnh cao nhất vào ngày nào?