Hai đơn vị này đều là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Weihua Vietnam (đóng ở Khu chế xuất Linh Trung, TP HCM), và Textion Plastic (Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương). Nhiều khả năng công việc này sẽ kết thúc trong tháng 2/2003.
Hai công ty còn lại không được coi là hoạt động theo cơ chế thị trường: Vietrolimex (doanh nghiệp nhà nước, không đáp ứng tiêu chí sở hữu), và một công ty 100% vốn nước ngoài (chưa minh bạch trong tài chính, kế toán). Chiểu theo luật của EU, Tổng vụ Thương mại không điều tra tiếp mà dẫn chiếu giá thành của nước thứ ba hoặc có thể của 2 doanh nghiệp trên để kết luận có bán phá giá bật lửa gas không.
Theo danh sách ban đầu của EU, 15 doanh nghiệp Việt Nam bị kiện. Danh sách cuối cùng, dựa trên hồ sơ phía Việt Nam cung cấp, Tổng vụ Thương mại EU chỉ xác định được 4 công ty liên quan. Khác với vụ kiện cá basa (phía Mỹ yêu cầu Việt Nam chứng minh có nền kinh tế thị trường), trong vụ kiện phá giá bật lửa gas, EU tiến hành điều tra xem doanh nghiệp bị kiện có hoạt động theo cơ chế thị trường không. Bốn công ty phải giải trình về 4 tiêu chí: Hình thức sở hữu; sự can thiệp của chính quyền vào các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp; tính minh bạch trong tài chính kế toán; sự trợ giá, trợ cấp của Chính phủ Việt Nam với doanh nghiệp.
Nghĩa Nhân