Cầu vượt ở đường vào cảng Cát Lái ngày thông xe. Video: Đức Huy - Công Khang.
Từ 10h ngày 29/6, cầu vượt Mỹ Thủy (quận 2) được thông xe sau 19 tháng thi công. Công trình ban đầu dự kiến hoàn thành dịp 30/4 nhưng bị trễ hẹn hai tháng.
Từ 10h ngày 29/6, cầu vượt Mỹ Thủy (quận 2) được thông xe sau 19 tháng thi công. Công trình ban đầu dự kiến hoàn thành dịp 30/4 nhưng bị trễ hẹn hai tháng.
Trong ngày đầu cầu vượt hoàn thành, giao thông trên đường vào cảng Cát Lái - cảng lớn nhất Việt Nam - khá thông thoáng.
Cầu vượt có mức đầu tư 203 tỷ đồng, là một phần trong dự án phức hợp nhiều công trình giao thông tại khu vực vòng xoay Mỹ Thủy. Vào đầu năm, hầm chui đã được hoàn thiện tạo thành nút giao thông ba tầng.
Trong ngày đầu cầu vượt hoàn thành, giao thông trên đường vào cảng Cát Lái - cảng lớn nhất Việt Nam - khá thông thoáng.
Cầu vượt có mức đầu tư 203 tỷ đồng, là một phần trong dự án phức hợp nhiều công trình giao thông tại khu vực vòng xoay Mỹ Thủy. Vào đầu năm, hầm chui đã được hoàn thiện tạo thành nút giao thông ba tầng.
Cầu vượt dài 316 m với 4 làn xe chạy hai chiều theo hướng từ cầu Phú Mỹ vượt qua nút giao Mỹ Thủy ra đường vành đai 2 rồi vào cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và ngược lại.
Xe cộ qua giao lộ của đường Nguyễn Thị Định - Đồng Văn Cống đã không còn xung đột hơn khi có cầu vượt.
Cầu vượt dài 316 m với 4 làn xe chạy hai chiều theo hướng từ cầu Phú Mỹ vượt qua nút giao Mỹ Thủy ra đường vành đai 2 rồi vào cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và ngược lại.
Xe cộ qua giao lộ của đường Nguyễn Thị Định - Đồng Văn Cống đã không còn xung đột hơn khi có cầu vượt.
Trên cầu có 18 đèn chiếu sáng ở hai làn xe chạy. Xe được chạy với tốc độ tối đa 60 km/h và cấm xe máy.
"Trước kia, có khi tôi mất cả nửa tiếng lái xe mới qua được nút giao này, khi cao điểm thì xếp hàng dài cả vài tiếng mới vào cảng Cát Lái được. Bây giờ việc đi về cảng, cầu Phú Mỹ hay ra Xa lộ Hà Nội, cao tốc Long Thành - Dầu Giây sẽ nhanh hơn khi có cầu vượt và hầm chui", anh Quang (tài xế container) cho biết.
Trên cầu có 18 đèn chiếu sáng ở hai làn xe chạy. Xe được chạy với tốc độ tối đa 60 km/h và cấm xe máy.
"Trước kia, có khi tôi mất cả nửa tiếng lái xe mới qua được nút giao này, khi cao điểm thì xếp hàng dài cả vài tiếng mới vào cảng Cát Lái được. Bây giờ việc đi về cảng, cầu Phú Mỹ hay ra Xa lộ Hà Nội, cao tốc Long Thành - Dầu Giây sẽ nhanh hơn khi có cầu vượt và hầm chui", anh Quang (tài xế container) cho biết.
Trong ngày đầu thông xe, do các tài xế chưa quen, lực lượng bảo vệ, công nhân thi công thay phiên nhau hướng dẫn họ đi vào đúng làn đường khi lái xe lên cầu vượt.
Trong ngày đầu thông xe, do các tài xế chưa quen, lực lượng bảo vệ, công nhân thi công thay phiên nhau hướng dẫn họ đi vào đúng làn đường khi lái xe lên cầu vượt.
Cầu vượt có tĩnh không cao nhất là 4,75 m, đoạn gầm cầu chạy qua giao lộ Đồng Văn Cống - Nguyễn Thị Định tạo thành vòng xoay.
Trước đây, ngoài kẹt xe, nút giao thông này còn là điểm đen tai nạn giao thông. "Mỗi lần đi qua nút giao Mỹ Thủy là tôi thót tim vì container nhiều lắm. Giờ có cầu vượt thì vòng xoay này thoáng hơn, khi chạy xe hai bánh qua đây cũng cảm thấy an tâm hơn", anh Hoàng Văn Hoan (quận 2) chia sẻ.
Cầu vượt có tĩnh không cao nhất là 4,75 m, đoạn gầm cầu chạy qua giao lộ Đồng Văn Cống - Nguyễn Thị Định tạo thành vòng xoay.
Trước đây, ngoài kẹt xe, nút giao thông này còn là điểm đen tai nạn giao thông. "Mỗi lần đi qua nút giao Mỹ Thủy là tôi thót tim vì container nhiều lắm. Giờ có cầu vượt thì vòng xoay này thoáng hơn, khi chạy xe hai bánh qua đây cũng cảm thấy an tâm hơn", anh Hoàng Văn Hoan (quận 2) chia sẻ.
Lan can cầu làm bằng thép với độ cao gần 2 m so với mặt cầu.
Hiện, công nhân vẫn tiếp tục hoàn thiện hệ thống thoát nước và các hạng mục khác trên cầu vượt.
Cùng với hầm chui, việc thông xe cầu vượt tạo thành nút giao thông ba tầng với hy vọng giảm ùn tắc cho cửa ngõ phía Đông thành phố.
Nút giao thông Mỹ Thủy là điểm giao của hai trục đường chính của TP HCM. Trong đó có trục đường Đồng Văn Cống - Nguyễn Thị Định ra vào cảng Cát Lái, với lượng xe vận chuyển hàng hóa lên tới hơn 20.000 lượt mỗi ngày, xung đột với hướng xe trục Bắc - Nam, khiến cho khu vực này thường xuyên bị kẹt xe nghiêm trọng nhiều năm qua.
Cùng với hầm chui, việc thông xe cầu vượt tạo thành nút giao thông ba tầng với hy vọng giảm ùn tắc cho cửa ngõ phía Đông thành phố.
Nút giao thông Mỹ Thủy là điểm giao của hai trục đường chính của TP HCM. Trong đó có trục đường Đồng Văn Cống - Nguyễn Thị Định ra vào cảng Cát Lái, với lượng xe vận chuyển hàng hóa lên tới hơn 20.000 lượt mỗi ngày, xung đột với hướng xe trục Bắc - Nam, khiến cho khu vực này thường xuyên bị kẹt xe nghiêm trọng nhiều năm qua.
Cảnh xe cộ trên đường vào cảng Cát Lái trước và sau khi nút giao thông ba tầng Mỹ Thủy thông xe.
Dự án xây dựng nút giao Mỹ Thủy khởi công vào tháng 6/2016, được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một có tổng mức đầu tư 838 tỷ đồng, gồm các hạng mục xây dựng cầu Kỳ Hà 3 (đã xong), cầu vượt và hầm chui trên đường Vành đai 2 (đã xong) cùng các nhánh đường bờ tả - bờ hữu rạch Mỹ Thủy.
Giai đoạn hai sẽ được triển khai từ năm 2018 đến 2020, bao gồm cầu vượt rẽ trái từ Cát Lái đi cầu Phú Mỹ, cầu Mỹ Thủy 3, cầu Kỳ Hà 4 trên nhánh rẽ phải từ cầu Phú Mỹ về Cát Lái.
Quỳnh Trần