Ôtô cố gắng vượt qua con phố ngập nước ở đường FDR Drive, quận Manhattan, gần cầu Williamsburg, thành phố New York, ngày 29/9.
Thống đốc bang New York Kathy Hochul ngày 29/9 tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại thành phố New York, đô thị 8,5 triệu dân và các vùng ngoại ô đông dân cư bao gồm Long Island ở phía đông và thung lũng sông Hudson ở phía bắc.
Ôtô cố gắng vượt qua con phố ngập nước ở đường FDR Drive, quận Manhattan, gần cầu Williamsburg, thành phố New York, ngày 29/9.
Thống đốc bang New York Kathy Hochul ngày 29/9 tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại thành phố New York, đô thị 8,5 triệu dân và các vùng ngoại ô đông dân cư bao gồm Long Island ở phía đông và thung lũng sông Hudson ở phía bắc.
Người dân sơ tán khỏi dòng nước lũ dâng cao ở Mamaroneck, ngoại ô New York.
Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS) cảnh báo ngập lụt sẽ kéo dài tới cuối ngày 29/9 khi lượng mưa lên tới 5,1 cm mỗi giờ. Tổng lượng mưa ngày 29/9 có thể đạt 18 cm. NWS cảnh báo lũ quét ở khu vực đô thị và các vùng có hệ thống thoát nước kém.
Người dân sơ tán khỏi dòng nước lũ dâng cao ở Mamaroneck, ngoại ô New York.
Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS) cảnh báo ngập lụt sẽ kéo dài tới cuối ngày 29/9 khi lượng mưa lên tới 5,1 cm mỗi giờ. Tổng lượng mưa ngày 29/9 có thể đạt 18 cm. NWS cảnh báo lũ quét ở khu vực đô thị và các vùng có hệ thống thoát nước kém.
Nhân viên cứu hộ của Đơn vị Hoạt động Đặc nhiệm cùng lực lượng phản ứng khẩn cấp hạt Westchester chèo xuồng kiểm tra nạn nhân mắc kẹt ở Mamaroneck.
Tại ga Grand Central, trung tâm Manhattan, Sue Evangelista, 63 tuổi, phải đợi 5 tiếng chờ tàu đưa bà và chồng đến Connecticut. Nhưng tàu cuối cùng bị hủy, khiến họ và hàng nghìn người sống ở vùng ngoại ô thành phố mắc kẹt.
Nhân viên cứu hộ của Đơn vị Hoạt động Đặc nhiệm cùng lực lượng phản ứng khẩn cấp hạt Westchester chèo xuồng kiểm tra nạn nhân mắc kẹt ở Mamaroneck.
Tại ga Grand Central, trung tâm Manhattan, Sue Evangelista, 63 tuổi, phải đợi 5 tiếng chờ tàu đưa bà và chồng đến Connecticut. Nhưng tàu cuối cùng bị hủy, khiến họ và hàng nghìn người sống ở vùng ngoại ô thành phố mắc kẹt.
Nước mưa chảy xối xả ở một ga tàu điện ngầm tại Brooklyn, New York. Video: X/Nitesh rathore
Tàu điện ngầm New York là một trong những hệ thống tàu điện ngầm lớn nhất thế giới với hơn 420 nhà ga và hơn 30 tuyến. Hàng triệu cư dân New York đi lại nhờ tàu điện ngầm nhưng một số tuyến, trong đó có Brooklyn, phải ngừng hoạt động vì mưa lũ.
Thị trưởng New York Eric Adams kêu gọi người dân không nên ra ngoài vì đường phố ách tắc, ga tàu điện ngầm ngập nước.
Ahmed Abdou, 50 tuổi, người Mỹ gốc Ai Cập, chỉ trích giới chức không hành động kịp thời để đối phó với những hiện tượng xảy ra thường xuyên. "Tàu điện ngầm trong thành phố thật khủng khiếp", ông nói. "Năm nào bão cũng đến cùng thời điểm. Chúng ta nên dự đoán tốt hơn".
Người đi xe đạp cố vượt qua vùng nước ngập tại khu phố Williamsburg, New York.
Mưa lớn do áp suất thấp dọc bờ biển ở vùng giữa khu vực duyên hải Đại Tây Dương hút không khí ẩm từ ngoài biển vào. Brooklyn và Queens, hai khu vực từng bị ảnh hưởng lớn do bão Ida hồi tháng 9/2021 khiến 13 người chết, cũng ngập lụt nghiêm trọng trong trận mưa 29/9.
Người đi xe đạp cố vượt qua vùng nước ngập tại khu phố Williamsburg, New York.
Mưa lớn do áp suất thấp dọc bờ biển ở vùng giữa khu vực duyên hải Đại Tây Dương hút không khí ẩm từ ngoài biển vào. Brooklyn và Queens, hai khu vực từng bị ảnh hưởng lớn do bão Ida hồi tháng 9/2021 khiến 13 người chết, cũng ngập lụt nghiêm trọng trong trận mưa 29/9.
Mohammed Doha, 52, tuổi, công nhân xây dựng, múc nước ngập trong ngôi nhà ở tầng một tại Holde, khu dân cư nằm ở vùng trũng nhất tại quận Brooklyn.
Zach Iscol, ủy viên cơ quan ứng phó khẩn cấp của thành phố New York, kêu gọi những người sống ở Brooklyn và Queens hoặc căn hộ dưới tầng hầm hay vùng dễ ngập di chuyển tới nơi cao hơn.
Mohammed Doha, 52, tuổi, công nhân xây dựng, múc nước ngập trong ngôi nhà ở tầng một tại Holde, khu dân cư nằm ở vùng trũng nhất tại quận Brooklyn.
Zach Iscol, ủy viên cơ quan ứng phó khẩn cấp của thành phố New York, kêu gọi những người sống ở Brooklyn và Queens hoặc căn hộ dưới tầng hầm hay vùng dễ ngập di chuyển tới nơi cao hơn.
Nhà ga A của sân bay LaGuardia ở New York đóng cửa vì ngập lụt. Hành khách phải chuyển sang ga C. Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy hành khách đi bộ qua nước ngập cao hơn mắt cá chân.
Nhà ga A của sân bay LaGuardia ở New York đóng cửa vì ngập lụt. Hành khách phải chuyển sang ga C. Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy hành khách đi bộ qua nước ngập cao hơn mắt cá chân.
Người phụ nữ dọn dẹp cửa hàng ở Brooklyn.
Rohit Aggarwala Overall, ủy viên cơ quan bảo vệ môi trường thành phố New York, cho rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn biến nhanh hơn mức thành phố có thể ứng phó.
"Mô hình thời tiết thay đổi này là kết quả của biến đổi khí hậu. Thực tế đáng buồn là khí hậu đang thay đổi nhanh hơn khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng tại thành phố", Overall nói.
Người phụ nữ dọn dẹp cửa hàng ở Brooklyn.
Rohit Aggarwala Overall, ủy viên cơ quan bảo vệ môi trường thành phố New York, cho rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn biến nhanh hơn mức thành phố có thể ứng phó.
"Mô hình thời tiết thay đổi này là kết quả của biến đổi khí hậu. Thực tế đáng buồn là khí hậu đang thay đổi nhanh hơn khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng tại thành phố", Overall nói.
Người đàn ông đẩy ôtô qua con đường ngập nước ở khu dân cư Red Hook, quận Brooklyn.
Ôtô đứng im ở Cross Island Parkway, tuyến đường bắc qua quận Queens và Brooklyn.
Ông Mahamad, tài xế xe buýt, dọn lá rụng và rác rưởi khỏi cống thoát nước trên phố Rau Court ở khu dân cư Hamilton Beach.
Ông Mahamad, tài xế xe buýt, dọn lá rụng và rác rưởi khỏi cống thoát nước trên phố Rau Court ở khu dân cư Hamilton Beach.
Người dân mắc kẹt trên đường vì nước dâng cao ở New York ngày 29/9. Video: X/EveryThing Plus ULTRA
Ảnh: Reuters/AFP