Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa đi qua Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An nhằm kết nối khu vực Tây Nguyên - Tây Nam Bộ. Ban đầu dự án được thực hiện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, song đến năm 2011 phải dừng do Chính phủ chủ trương cắt giảm đầu tư công.
Sau đó tuyến đường được tính toán đầu tư, cần tối thiểu hơn 6.900 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn hơn 24 năm. Song phương án này được xem không khả thi vì thời gian thu phí kéo dài, khó thu hút nhà đầu tư.
Cầu vượt qua quốc lộ 13 đi qua thị xã Chơn Thành, Bình Phước, được hoàn thành từ lâu, nhưng chưa sử dụng do toàn tuyến chưa thông.
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa đi qua Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An nhằm kết nối khu vực Tây Nguyên - Tây Nam Bộ. Ban đầu dự án được thực hiện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, song đến năm 2011 phải dừng do Chính phủ chủ trương cắt giảm đầu tư công.
Sau đó tuyến đường được tính toán đầu tư, cần tối thiểu hơn 6.900 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn hơn 24 năm. Song phương án này được xem không khả thi vì thời gian thu phí kéo dài, khó thu hút nhà đầu tư.
Cầu vượt qua quốc lộ 13 đi qua thị xã Chơn Thành, Bình Phước, được hoàn thành từ lâu, nhưng chưa sử dụng do toàn tuyến chưa thông.
Điểm đầu dự án giao quốc lộ 14, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, điểm cuối tại nút giao tỉnh lộ 825 và tuyến tránh Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, gần vành đai 3 và 4 TP HCM.
Điểm đầu dự án giao quốc lộ 14, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, điểm cuối tại nút giao tỉnh lộ 825 và tuyến tránh Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, gần vành đai 3 và 4 TP HCM.
Sau khi ngừng dự án 2011, Bộ Giao thông Vận tải chuyển hướng nghiên cứu sang thực hiện đoạn đường trên theo hình thức BOT. Tuy nhiên, quá trình triển khai do vướng cơ chế, dự án không khả thi về phương án tài chính nên bị dừng triển khai theo hình thức này.
Để khắc phục nhiều công trình đang xây dang dở, Chính phủ đồng ý cấp vốn để các nhà thầu thi công hoàn thiện các gói thầu 1, 2, 42; cầu vượt qua các quốc lộ từ nguồn vốn dư từ các dự án quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên.
Sau khi ngừng dự án 2011, Bộ Giao thông Vận tải chuyển hướng nghiên cứu sang thực hiện đoạn đường trên theo hình thức BOT. Tuy nhiên, quá trình triển khai do vướng cơ chế, dự án không khả thi về phương án tài chính nên bị dừng triển khai theo hình thức này.
Để khắc phục nhiều công trình đang xây dang dở, Chính phủ đồng ý cấp vốn để các nhà thầu thi công hoàn thiện các gói thầu 1, 2, 42; cầu vượt qua các quốc lộ từ nguồn vốn dư từ các dự án quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên.
Hiện đường dẫn lên cầu vượt được rào chắn, không cho phương tiện qua lại để đảm bảo chất lượng mặt cầu. Bên cạnh đó, do để lâu ngày, biển báo giao thông phai mờ.
Hiện đường dẫn lên cầu vượt được rào chắn, không cho phương tiện qua lại để đảm bảo chất lượng mặt cầu. Bên cạnh đó, do để lâu ngày, biển báo giao thông phai mờ.
Phần cầu chính bị chặn bởi các dãy bê tông cứng để không cho xe lên.
Toàn tuyến hiện mới hoàn thành 10 km đoạn qua địa bàn Bình Phước với hai làn xe. Đây là tuyến huyết mạch nối quốc lộ 14 với quốc lộ 13 đi Bình Dương, TP HCM, hoàn thành năm 2015.
Toàn tuyến hiện mới hoàn thành 10 km đoạn qua địa bàn Bình Phước với hai làn xe. Đây là tuyến huyết mạch nối quốc lộ 14 với quốc lộ 13 đi Bình Dương, TP HCM, hoàn thành năm 2015.
Tuy nhiên đoạn đường chừng 3 km đá cấp phối từ khu vực giáp ranh Bình Phước đến kênh Phước Hòa, huyện Bàu Bàng, Bình Dương, lâu nay xuống cấp trầm trọng, chi chít "ổ gà, ổ voi" khiến người dân đi lại gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên đoạn đường chừng 3 km đá cấp phối từ khu vực giáp ranh Bình Phước đến kênh Phước Hòa, huyện Bàu Bàng, Bình Dương, lâu nay xuống cấp trầm trọng, chi chít "ổ gà, ổ voi" khiến người dân đi lại gặp nhiều khó khăn.
Cầu qua kênh thủy lợi Phước Hòa bỏ không, nhiều người vẫn chạy xe qua đây nhằm rút ngắn thời gian khi phải đi vòng qua các cây cầu khác.
Cầu qua kênh thủy lợi Phước Hòa bỏ không, nhiều người vẫn chạy xe qua đây nhằm rút ngắn thời gian khi phải đi vòng qua các cây cầu khác.
Con đường mòn trên nền đường Hồ Chí Minh đã được giải phóng mặt bằng qua huyện Bàu Bàng, Bình Dương, cỏ mọc um tùm.
Con đường mòn trên nền đường Hồ Chí Minh đã được giải phóng mặt bằng qua huyện Bàu Bàng, Bình Dương, cỏ mọc um tùm.
Cũng trong tình trạng tương tự, cầu vượt quốc lộ 22 đi qua thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh cũng để không hơn 5 năm nay.
Cũng trong tình trạng tương tự, cầu vượt quốc lộ 22 đi qua thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh cũng để không hơn 5 năm nay.
Nhiều hàng rào bảo vệ công trình cầu bị người dân cắt, chui vào bên trong chơi.
Mặt đường và hai bên đường do lâu không tu bổ, cỏ mọc phủ kín tràn ra đường dẫn. Theo Bộ Giao thông Vận tải, dự án đường Hồ Chí Minh Chơn Thành - Đức Hòa đi qua Tây Ninh dài 21 km. Ngoài khu vực cầu vượt quốc lộ 22 đã hoàn thiện, nhiều đoạn đường đang dang dở, chờ vốn.
Mặt đường và hai bên đường do lâu không tu bổ, cỏ mọc phủ kín tràn ra đường dẫn. Theo Bộ Giao thông Vận tải, dự án đường Hồ Chí Minh Chơn Thành - Đức Hòa đi qua Tây Ninh dài 21 km. Ngoài khu vực cầu vượt quốc lộ 22 đã hoàn thiện, nhiều đoạn đường đang dang dở, chờ vốn.
Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt chủ trương tái khởi động lại dự án đường Hồ Chí Minh Chơn Thành - Đức Hòa với tổng mức đầu tư khoảng 2.293 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, thực hiện trong giai đoạn từ nay tới năm 2025.
Tuyến đường rộng hơn 12 m, giữ nguyên theo hướng tuyến hiện hữu đang thi công dở dang, vận tốc 100 km/h.
Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt chủ trương tái khởi động lại dự án đường Hồ Chí Minh Chơn Thành - Đức Hòa với tổng mức đầu tư khoảng 2.293 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, thực hiện trong giai đoạn từ nay tới năm 2025.
Tuyến đường rộng hơn 12 m, giữ nguyên theo hướng tuyến hiện hữu đang thi công dở dang, vận tốc 100 km/h.
Phước Tuấn - Đình Văn