Chuyến tàu đầu tiên khởi hành tại ga Sài Gòn lúc 8h sáng nay, chở gần 400 thai phụ, phụ nữ nuôi con nhỏ, trẻ em dưới 6 tuổi, bệnh nhân, người trên 55 tuổi và 200 học sinh, sinh viên.
Bốn chuyến tàu đưa người về miền Trung lần lượt xuất phát từ TP HCM, sau đó dừng đón thêm người ở Bình Dương và Đồng Nai.
Đây là phương án nhằm đảm bảo an toàn cho người dân thay vì về quê tự phát bằng xe máy, trong bối cảnh miền Trung đang mưa lớn và sắp đón bão.
Chuyến tàu đầu tiên khởi hành tại ga Sài Gòn lúc 8h sáng nay, chở gần 400 thai phụ, phụ nữ nuôi con nhỏ, trẻ em dưới 6 tuổi, bệnh nhân, người trên 55 tuổi và 200 học sinh, sinh viên.
Bốn chuyến tàu đưa người về miền Trung lần lượt xuất phát từ TP HCM, sau đó dừng đón thêm người ở Bình Dương và Đồng Nai.
Đây là phương án nhằm đảm bảo an toàn cho người dân thay vì về quê tự phát bằng xe máy, trong bối cảnh miền Trung đang mưa lớn và sắp đón bão.
Trước khi lên tàu, người dân phải có giấy xét nghiệm âm tính nCoV trong 72 giờ.
Để đảm bảo phòng dịch, mọi người khi đến ga sẽ vào thẳng ghế ngồi ở các toa tàu để tránh tập trung đông đúc tại nhà chờ.
Trước khi lên tàu, người dân phải có giấy xét nghiệm âm tính nCoV trong 72 giờ.
Để đảm bảo phòng dịch, mọi người khi đến ga sẽ vào thẳng ghế ngồi ở các toa tàu để tránh tập trung đông đúc tại nhà chờ.
Theo ông Phạm Văn Bảy, Trưởng trạm tiếp viên đường sắt Sài Gòn, mỗi toa tàu có 64 chỗ nhưng chỉ khai thác 50% để đảm bảo an toàn phòng dịch. Trước đó, các toa, ghế ngồi đã được phun xịt khử trùng. "Thức ăn cho khách được nhân viên chuẩn bị suốt chặng đường", ông Bảy nói.
Theo ông Phạm Văn Bảy, Trưởng trạm tiếp viên đường sắt Sài Gòn, mỗi toa tàu có 64 chỗ nhưng chỉ khai thác 50% để đảm bảo an toàn phòng dịch. Trước đó, các toa, ghế ngồi đã được phun xịt khử trùng. "Thức ăn cho khách được nhân viên chuẩn bị suốt chặng đường", ông Bảy nói.
Chị Nguyễn Thị Lý (trái) cùng mẹ và hai con 6 tuổi và 2 tháng tuổi được hỗ trợ về nhà ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Mẹ chị Lý 54 tuổi, không đủ điều kiện đăng ký về quê nhưng vẫn được tạo điều kiện cho lên tàu về quê.
"Bốn tháng qua, hai vợ chồng tôi thất nghiệp không có tiền trang trải. Cháu 6 tuổi giờ phải về quê nhập học, còn chồng tôi phải ở lại kiếm việc làm", chị Lý nói.
Chị Nguyễn Thị Lý (trái) cùng mẹ và hai con 6 tuổi và 2 tháng tuổi được hỗ trợ về nhà ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Mẹ chị Lý 54 tuổi, không đủ điều kiện đăng ký về quê nhưng vẫn được tạo điều kiện cho lên tàu về quê.
"Bốn tháng qua, hai vợ chồng tôi thất nghiệp không có tiền trang trải. Cháu 6 tuổi giờ phải về quê nhập học, còn chồng tôi phải ở lại kiếm việc làm", chị Lý nói.
Ngồi cùng toa với chị Lý, nữ công nhân Trần Thị Phương (25 tuổi) vội đút cháo cho con gái một tuổi trước giờ tàu khởi hành. Chị cho biết, những đợt dịch kéo dài suốt hai năm qua đã khiến hai vợ chồng kiệt quệ nên "về quê ngoại ở nhờ".
Ngồi cùng toa với chị Lý, nữ công nhân Trần Thị Phương (25 tuổi) vội đút cháo cho con gái một tuổi trước giờ tàu khởi hành. Chị cho biết, những đợt dịch kéo dài suốt hai năm qua đã khiến hai vợ chồng kiệt quệ nên "về quê ngoại ở nhờ".
Nhiều em nhỏ được bố, mẹ đưa về quê để đi học, có chỗ vui chơi khi TP HCM vẫn chưa mở lại trường học.
Nhiều em nhỏ được bố, mẹ đưa về quê để đi học, có chỗ vui chơi khi TP HCM vẫn chưa mở lại trường học.
Nhân viên y tế hỏi thăm tình hình sức khỏe của ông Văn Công (69 tuổi) bị ung thư gan đã "mắc kẹt" khi vào TP HCM chữa bệnh từ tháng 6. "Bệnh của tôi đã nặng, giờ tôi mong về quê sớm ngày nào hay ngày đó", ông Công nói.
Nhân viên y tế hỏi thăm tình hình sức khỏe của ông Văn Công (69 tuổi) bị ung thư gan đã "mắc kẹt" khi vào TP HCM chữa bệnh từ tháng 6. "Bệnh của tôi đã nặng, giờ tôi mong về quê sớm ngày nào hay ngày đó", ông Công nói.
Tàu có ba toa được sắp xếp làm phòng cấp cứu, chứa thiết bị y tế. Bốn bác sĩ, nhân viên y tế đi theo sẽ túc trực để cấp cứu cho những thai phụ gần đến ngày sinh hoặc người già bệnh nặng.
Tàu có ba toa được sắp xếp làm phòng cấp cứu, chứa thiết bị y tế. Bốn bác sĩ, nhân viên y tế đi theo sẽ túc trực để cấp cứu cho những thai phụ gần đến ngày sinh hoặc người già bệnh nặng.
Người thân chào tạm biệt gia đình trước khi tàu khởi hành.
Trong Công điện gửi đến các địa phương ngày 7/10, Thủ tướng yêu cầu các địa phương đã dừng thực hiện Chỉ thị 16 tích cực vận động, thuyết phục người dân yên tâm ở lại, để hỗ trợ an sinh, tham gia khôi phục sản xuất kinh doanh.
Với những người vẫn muốn về quê, cần chủ động lập danh sách, thông báo cho địa phương nơi đến và tổ chức đưa đón.
Ngoài tàu hỏa, theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, các tỉnh miền Tây có thể dùng xe khách chở người, xe tải chở xe máy. "Tàu hỏa, xe khách đang nằm im một chỗ mà dân phải chạy xe máy, thậm chí đi bộ về là một nghịch lý", ông Cường kiến nghị Chính phủ và chính quyền các tỉnh có kế hoạch để hỗ trợ người dân.
Người thân chào tạm biệt gia đình trước khi tàu khởi hành.
Trong Công điện gửi đến các địa phương ngày 7/10, Thủ tướng yêu cầu các địa phương đã dừng thực hiện Chỉ thị 16 tích cực vận động, thuyết phục người dân yên tâm ở lại, để hỗ trợ an sinh, tham gia khôi phục sản xuất kinh doanh.
Với những người vẫn muốn về quê, cần chủ động lập danh sách, thông báo cho địa phương nơi đến và tổ chức đưa đón.
Ngoài tàu hỏa, theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, các tỉnh miền Tây có thể dùng xe khách chở người, xe tải chở xe máy. "Tàu hỏa, xe khách đang nằm im một chỗ mà dân phải chạy xe máy, thậm chí đi bộ về là một nghịch lý", ông Cường kiến nghị Chính phủ và chính quyền các tỉnh có kế hoạch để hỗ trợ người dân.
Đình Văn