Không có ngôn ngữ quốc gia
Ấn Độ có tới 122 ngôn ngữ chính và 1.599 ngôn ngữ khác. Trong đó, tiếng Hindi và tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhất, bên cạnh tiếng Marathi, Telugu, Bengali, Tamil và Urdu. Ngoài ra, Ấn Độ cũng là quê hương của hai ngôn ngữ lâu đời nhất thế giới là tiếng Phạn và tiếng Tamil. Ảnh: Culture Trip.
Không có ngôn ngữ quốc gia
Ấn Độ có tới 122 ngôn ngữ chính và 1.599 ngôn ngữ khác. Trong đó, tiếng Hindi và tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhất, bên cạnh tiếng Marathi, Telugu, Bengali, Tamil và Urdu. Ngoài ra, Ấn Độ cũng là quê hương của hai ngôn ngữ lâu đời nhất thế giới là tiếng Phạn và tiếng Tamil. Ảnh: Culture Trip.
Nhiều người ăn chay bậc nhất thế giới
Theo World Atlas, với niềm tin tôn giáo và đời sống văn hóa đặc trưng, Ấn Độ là quốc gia có nhiều người ăn chay nhất thế giới, chiếm 31% dân số. Văn hóa ăn chay ở quốc gia này phổ biến trong cộng đồng Vaishnav, Jain, Lingayat. Ấn Độ cũng có tỷ lệ tiêu thụ thịt thấp thứ hai thế giới với trung bình 4,4 kg thịt mỗi người một năm, thấp nhất là Bangladesh, theo báo cáo của UN FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc). Ảnh: Scroll.
Nhiều người ăn chay bậc nhất thế giới
Theo World Atlas, với niềm tin tôn giáo và đời sống văn hóa đặc trưng, Ấn Độ là quốc gia có nhiều người ăn chay nhất thế giới, chiếm 31% dân số. Văn hóa ăn chay ở quốc gia này phổ biến trong cộng đồng Vaishnav, Jain, Lingayat. Ấn Độ cũng có tỷ lệ tiêu thụ thịt thấp thứ hai thế giới với trung bình 4,4 kg thịt mỗi người một năm, thấp nhất là Bangladesh, theo báo cáo của UN FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc). Ảnh: Scroll.
Khu vực mưa nhiều nhất thế giới
Làng Mawsynram, bang Meghalaya, Ấn Độ được mệnh danh là nơi ẩm ướt nhất thế giới với lượng mưa trung bình mỗi năm là 11.871 mm và đạt con số kỷ lục 26.000 mm vào năm 1985. Tuy nhiên, vào mùa đông, đặc biệt là từ tháng 12 đến tháng 2, ngôi làng lại phải đối mặt tới tình trạng thiếu nước trầm trọng. Sống chung với những cơn mưa dai dẳng, triền miên, làng Mawsynram sở hữu hệ thực vật tươi tốt cùng những thác nước và hang động đẹp. Ảnh: Open The Magazine.
Khu vực mưa nhiều nhất thế giới
Làng Mawsynram, bang Meghalaya, Ấn Độ được mệnh danh là nơi ẩm ướt nhất thế giới với lượng mưa trung bình mỗi năm là 11.871 mm và đạt con số kỷ lục 26.000 mm vào năm 1985. Tuy nhiên, vào mùa đông, đặc biệt là từ tháng 12 đến tháng 2, ngôi làng lại phải đối mặt tới tình trạng thiếu nước trầm trọng. Sống chung với những cơn mưa dai dẳng, triền miên, làng Mawsynram sở hữu hệ thực vật tươi tốt cùng những thác nước và hang động đẹp. Ảnh: Open The Magazine.
Cờ vua có nguồn gốc từ Ấn Độ
Cờ vua là một trong những trò chơi được yêu thích nhất trên toàn cầu. Nó còn được biết đến là một bộ môn nghệ thuật và khoa học. Các nhà sử học cho rằng, cờ vua là biến thể của một trò được chơi, có nguồn gốc ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 với tên gọi Ashatapada. Ảnh: Hindu Scriptures.
Cờ vua có nguồn gốc từ Ấn Độ
Cờ vua là một trong những trò chơi được yêu thích nhất trên toàn cầu. Nó còn được biết đến là một bộ môn nghệ thuật và khoa học. Các nhà sử học cho rằng, cờ vua là biến thể của một trò được chơi, có nguồn gốc ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 với tên gọi Ashatapada. Ảnh: Hindu Scriptures.
Mỏ khai thác kim cương đầu tiên của thế giới
Kim cương lần đầu tiên được phát hiện, khai thác giữa mỏ phù sa khổng lồ bên bờ sông Krishna và sông Godavari, Ấn Độ. Ngày nay, một trong những viên kim cương lớn nhất thế giới được tìm thấy ở quốc gia này. Ảnh: Hindustan Times.
Mỏ khai thác kim cương đầu tiên của thế giới
Kim cương lần đầu tiên được phát hiện, khai thác giữa mỏ phù sa khổng lồ bên bờ sông Krishna và sông Godavari, Ấn Độ. Ngày nay, một trong những viên kim cương lớn nhất thế giới được tìm thấy ở quốc gia này. Ảnh: Hindustan Times.
Sản lượng xoài lớn nhất trên thế giới
Không phải Trung Quốc hay Thái Lan, Ấn Độ mới là nơi xuất khẩu nhiều xoài nhất thế giới. Hàng năm, 18 triệu tấn xoài được thu hoạch ở đây, chiếm 50% sản lượng toàn cầu. Andhra Pradesh, Bihar, Gujarat, Karnataka, Maharashtra và Orissa là những bang trồng nhiều xoài nhất. Ảnh: The National.
Sản lượng xoài lớn nhất trên thế giới
Không phải Trung Quốc hay Thái Lan, Ấn Độ mới là nơi xuất khẩu nhiều xoài nhất thế giới. Hàng năm, 18 triệu tấn xoài được thu hoạch ở đây, chiếm 50% sản lượng toàn cầu. Andhra Pradesh, Bihar, Gujarat, Karnataka, Maharashtra và Orissa là những bang trồng nhiều xoài nhất. Ảnh: The National.
Bò là sinh vật linh thiêng
Đối với tín đồ Ấn Độ giáo, bò được xem là một loài vật linh thiêng, món quà mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho loài người. Tại quốc gia với phần lớn dân số theo tôn giáo này, việc giết mổ và ăn thịt bò bị coi là tội lỗi, thậm chí là bất hợp pháp ở một số bang ở Ấn Độ. Những con bò có thể đi lại tự do, thậm chí ở trong những khu phố nhộn nhịp của thủ đô New Delhi và thành phố Mumbai. Ảnh: Vegan Vanguard.
Bò là sinh vật linh thiêng
Đối với tín đồ Ấn Độ giáo, bò được xem là một loài vật linh thiêng, món quà mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho loài người. Tại quốc gia với phần lớn dân số theo tôn giáo này, việc giết mổ và ăn thịt bò bị coi là tội lỗi, thậm chí là bất hợp pháp ở một số bang ở Ấn Độ. Những con bò có thể đi lại tự do, thậm chí ở trong những khu phố nhộn nhịp của thủ đô New Delhi và thành phố Mumbai. Ảnh: Vegan Vanguard.
Một trong ba cái nôi của nền văn minh nhân loại
Nền văn minh lưu vực sông Ấn với tên gọi Harappan bắt đầu từ khoảng năm 3.000 TCN. Harappan cùng Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà đã tạo thành ba cái nôi đầu tiên của nền văn minh nhân loại. Sau này, các nhà khảo cổ học đã phát hiện những quy tắc đo lường độ dài, khối lượng, thời gian và khai quật nhiều tác phẩm điêu khắc, kho báu, cũng như trang sức của người Harappan cổ. Trên ảnh là chiếc bình mai táng Harappan trưng bày tại bảo tàng quốc gia, thành phố New Delhi. Ảnh: Hindustan Times.
Một trong ba cái nôi của nền văn minh nhân loại
Nền văn minh lưu vực sông Ấn với tên gọi Harappan bắt đầu từ khoảng năm 3.000 TCN. Harappan cùng Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà đã tạo thành ba cái nôi đầu tiên của nền văn minh nhân loại. Sau này, các nhà khảo cổ học đã phát hiện những quy tắc đo lường độ dài, khối lượng, thời gian và khai quật nhiều tác phẩm điêu khắc, kho báu, cũng như trang sức của người Harappan cổ. Trên ảnh là chiếc bình mai táng Harappan trưng bày tại bảo tàng quốc gia, thành phố New Delhi. Ảnh: Hindustan Times.
Lan Hương