Lộ trình qua 23 nước trong 150 ngày đầu tiên của Trần Đặng Đăng Khoa. Một số tờ tiền anh sưu tầm trên chặng đường. Trong đó, tờ tiền Iran kích thước to nhất nhưng mệnh giá thấp nhất, thấp thứ nhì là tiền đồng. Còn mệnh giá cao nhất trong số này là euro, thứ nhì là đô Singapore. Khoa thích tiền Nepal nhất vì toàn hình chim thú, đặc biệt là tờ 1.000 Rupees (hàng thứ 5 từ trên xuống, ngoài cùng bên phải) hình con voi rất đẹp. Mấy tờ Rupee Pakistan theo anh cũng đẹp và dễ phân biệt khi móc trong bóp ra.Tiền xu thì đồng baht Thái và đồng Lari của Georgia là thiết kế đẹp, khắc tinh xảo và nhìn chắc chắn nhất. Sau một tháng ở Georgia, Khoa lên tàu vượt biển Đen đi Bulgaria (ngày 102 của hành trình). Do là chuyến chở hàng hóa, nên anh là khách du lịch duy nhất trên tàu, được ở riêng phòng VIP một người (bình thường 4 khách/phòng), có phòng tắm toilet riêng. Được một bạn người Bulgaria rủ về nhà ở Granitovo chơi, nằm ở vùng thôn quê với những cánh đồng bạt ngàn. Người đó là Lesley, sống một mình với hai con cún, hai con mèo đen, cũng là tay chơi moto và đã đi khắp châu Âu. Người thứ hai anh gặp cũng rất thú vị là Bob Dibble, 70 tuổi, đang chu du vòng quanh thế giới với chiếc Honda CT110 của mình. Sau này anh mới biết Stara Elena Granitovo là chỗ dân chơi hay tập trung ở Bulgaria trên đường thiên lý. Sau chặng đầu, anh sụt 7,5 kg. Khoa kể, thời gian qua vùng nóng lúc đỉnh mùa hè ở Ấn Độ, Pakistan, Iran, anh ăn tương đối ít. Khi anh qua châu Âu ăn bù lại để dành năng lượng cho mùa đông. Với anh, không cần ăn quá nhiều mà đủ chất là được. Sức khỏe là quan trọng nhất. Đến nay anh vẫn chưa bị bệnh tật gì dù trải qua đủ điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau và thay đổi liên tục, tiện đâu ngủ đó, một phần nhờ sức đề kháng từ nhỏ đã tốt. "Mình nghĩ vấn đề quan trọng nhất trong cuộc đời nói chung hay bất cứ việc gì nói riêng là sự cân bằng, bữa nào ăn ít thì phải ăn bù, ngủ ít phải ngủ bù, đi nhiều thì hôm sau đi ít lại, buồn thì phải vui lại..., và quan trọng nhất phải luôn giữ tinh thần thoải mái và lạc quan nhất có thể trong mọi trường hợp", Khoa chia sẻ. Khoa gặp lại bạn Fabio ở Ligura (Italy), lần đầu gặp là ở Pakistan lúc hai người đi ngược chiều nhau. Anh đi về châu Âu, còn Fabio đi về châu Á. Hiện người bạn này đã về còn anh vẫn trên hành trình. "Một chuyến đi không tính bằng số kilomet, mà tính bằng những người bạn. Đến nay mình mới thật sự thấm câu nói ấy", Khoa nói. Bên cạnh sự hỗ trợ của người dân địa phương, Khoa cũng được hỗ trợ rất nhiều bởi cộng đồng người Việt ở châu Âu. Không ít lần chiếc xe máy của Khoa gặp trục trặc nhưng cuối cùng mọi việc đều suôn sẻ. Chiếc xe được Khoa đặt tên là Memo, viết tắt của cụm từ Mekong Delta Motorboat - Xuồng máy miền Tây. "Chẳng là dân chơi vòng quanh thế giới hay đặt nickname cho chiếc xe của mình, mà mình nghĩ mãi không ra mấy tháng nay. Tự dưng thấy nó kêu giống tiếng mấy chiếc xuồng máy ở quê hương miền tây sông nước của mình quá, âm thanh gắn liền với thời thơ ấu nên mình gọi nó là Memo", anh nhớ lại. Khoa chụp ảnh cùng trẻ em ở Bulgaria. Pakistan là đất nước đáng nhớ và nhiều dấu ấn nhất đến thời điểm này của Khoa. Ở đây anh gặp được những người bạn dễ thương, giao lưu với những người cùng đam mê moto ở Lahore. Họ khiến anh bất ngờ vì sự tiếp đón ân cần và chu đáo. Anh được người dân ở Sukkur giúp thay nhớt. Tổng cộng chuyến này Khoa đã dùng hết 25 chai nhớt loại một lít. Anh đã chạm được tuyết trên dãy Alps ở Thụy Sĩ. Khoa bỏ quên "con tim" ở Tuscany, Italy. Quay lạiChàng trai Việt tiết lộ mẹo 'chữa cháy' khi tiếng Anh vô dụng Cô gái vòng quanh thế giới trong 80 vòng quay