Mấy hôm trước, tôi kịp thời ngăn được người du khách Việt hút thuốc trong một quán bar của Ý. Tôi nhã nhặn nói với ông ấy rằng, "hút thuốc trong các bar, các quán ăn, các không gian khép kín ở Ý bị cấm và bị phạt rất nặng. Anh dập ngay thuốc đi kẻo họ gọi cảnh sát bây giờ".
Tôi không quen người đàn ông này, nhưng tôi nhận ra ngay là ông ấy là người Việt, vì ông ấy cười nói rất to, oang oang trong cái quán cà phê bé tẹo ở trung tâm Roma. Ông ấy tỏ vẻ hết sức bực mình, quắc mắc nhìn lại tôi và định nói gì đó, kiểu như định chửi, nhưng rồi thôi, trả tiền và đi.
Tôi cứ nghĩ mãi về việc đó. Tôi đã làm một việc tốt cho ông ấy, hay thực ra là đã chẳng giúp được gì, một khi ông ta không hiểu pháp luật, lối sống ở đây, cũng như không có sự tôn trọng và văn minh đối với người xung quanh. Tôi đã nhắc rồi, liệu ông ấy có đến chỗ khác hút? Giúp ông ấy bằng cách nhắc hay là cứ im lặng và để ông ấy bị phạt (lên tới 275 euro) để rồi ông ấy biết mà chừa, để biết cách mà "nhập gia tùy tục"?
Hút thuốc làm ảnh hưởng đến người xung quanh hay bất cứ việc gì khác tùy tiện như thế hầu như đều là thói quen. Con người là nô lệ của thói quen, có những thói quen tốt và cũng có những thói quen xấu, rất xấu, rất thiếu văn hóa, cần phải bỏ.
Sống tùy tiện, chỉ biết cho riêng mình và bất cần thì dễ, sống văn minh mới khó. Tôi nghĩ để đến được văn minh, cái giá phải trả đôi khi không chỉ là tiền, mà nhiều thế hệ. Thỉnh thoảng gặp những ca tương tự thế này, ngẫm mà buồn, chẳng biết nói gì.
Tôi chợt nhớ có lần đọc trên báo Ý, bài báo viết rằng: ngành du lịch Trung Quốc khi bán tour cho khách đi nước ngoài đã phát cho họ một cuốn sách nói về các du khách Trung Quốc phải hành xử như thế nào cho đúng.
Cuốn sách được biên soạn khi có quá nhiều lời chỉ trích, phê phán du khách nước này về thái độ hành xử thô lỗ, kém văn minh ở nước ngoài, như ngoáy mũi, nhổ nước bọt, ăn nói ầm ỹ, không xếp hàng ở nơi công cộng. Có lẽ ngành du lịch nước mình cũng nên làm một cuốn như thế và phát cho người mình khi ra nước ngoài.
Mặt khác, người Việt mình đi nước ngoài rất hay bị nhầm là người Trung Quốc. Lý do chắc dễ hiểu: nhiều người Việt mình nhìn không chỉ giống các bạn Trung Quốc mà hành xử cũng y chang.
>> Xem thêm: Chuyện lạ có thật: Những gian hàng không cần người bán ở Nhật
Chàng trai Nhật gây bão mạng về tính khoa trương của người Việt |
Chia sẻ bài viết về đời sống, văn hóa của bạn tại đây