|
Giáo sư Đặng Hữu: Rõ ràng là CNTT Việt Nam đang trong giai đoạn khởi động mạnh mẽ, hứa hẹn sự tăng tốc trong những năm tới, dù còn nhiều khó khăn về nhân lực và cơ chế chính sách. Hai yếu tố quan trọng nhất để thành công là nhận thức của xã hội đã được nâng lên và quyết tâm của Chính phủ thông qua một loạt chính sách tạo môi trường thuận lợi phát triển CNTT.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng xuất phát điểm của ta quá thấp, nên dù tốc độ tăng trưởng về CNTT cao thì cũng chỉ là những bước đi ngắn so với các nước đi trước. Tôi cho rằng không nên bằng lòng với những gì đã làm được. Nếu chúng ta không bứt phá thì khó đuổi kịp các nước phát triển. Bối cảnh quốc tế buộc chúng ta phải tăng tốc ngay từ 2004. Việt Nam có điều kiện và tiềm năng, tốc độ phát triển CNTT năm 2004 không thể chậm hơn 2003.
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA): Theo tôi, năm 2004, ngành CNTT Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm ngoái. Về vấn đề xuất khẩu phần mềm, năm nay, VINASA tiếp tục hướng tới thị trường Nhật Bản, tăng cường đào tạo tiếng Nhật cho các kỹ sư phần mềm, nâng cao quản lý chất lượng sản xuất phần mềm, đẩy mạnh xuất khẩu. Ngoài ra, VINASA cũng quan tâm đến các thị trường tiềm năng khác như Mỹ và châu Âu.
Ông Hoàng Lê Minh - Phó giám đốc Sở Khoa học công nghệ TP HCM: 2004 sẽ là năm mà ngành CNTT của Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất so với thời kỳ 2001-2003. Số lượng các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức sử dụng dịch vụ mạng Internet, xây dựng website để trao đổi thông tin và ứng dụng các phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM), quản lý tài nguyên doanh nghiệp (ERP), những hệ thống tin học hoá có quy mô lớn ngày càng tăng. Đây sẽ là động lực mạnh mẽ cho thị trường phần mềm và dịch vụ CNTT trong nước phát triển. Bên cạnh đó, các bộ, ngành và các địa phương cũng sẽ đầu tư cho CNTT nhiều.
Các doanh nghiệp phần mềm có chiến lược đầu tư phát triển sản phẩm và tiếp thị hướng đến thị trường phục vụ doanh nghiệp và những dự án chính phủ sẽ phát triển mạnh. Bên cạnh đó, cũng sẽ thêm nhiều doanh nghiệp phần mềm ra đời, nhưng chỉ một số ít có khả năng làm ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đa số doanh nghiệp CNTT hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ (mua bán thiết bị, tích hợp hệ thống, thiết kế cơ sở dữ liệu, mạng máy tính và đào tạo). Các doanh nghiệp gia công phần mềm xuất khẩu tiếp tục mở rộng thị trường, tăng doanh số và nhu cầu tuyển dụng chuyên gia, lập trình viên trình độ quốc tế sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh nhân lực khá gay gắt, sẽ có nhiều thay đổi trong sử dụng công nghệ của Microsoft và xu thế ứng dụng mã nguồn mở ngày càng được giới trẻ Việt Nam ưa chuộng.
Ông Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội Tin học TP HCM: Nếu như năm 2003, CNTT Việt Nam tăng trưởng 25% thì năm nay có thể đạt 35%-40% trong tất cả các lĩnh vực phần cứng, phần mềm, dịch vụ và viễn thông. Doanh số CNTT (không tính viễn thông) có khả năng vượt 700 triệu USD (năm 2003 là 500 triệu USD).
Năm 2003, sự hoạt động khá hiệu quả của Ban chỉ đạo CNTT quốc gia, việc định hướng Chiến lược phát triển được xác định rõ qua nhiều hội thảo quốc gia và quốc tế tầm cỡ lớn với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao nhất vào các hoạt động liên quan đến CNTT và viễn thông cùng cam kết đầu tư của Chính phủ tạo tiền đồ rất tốt cho các công việc sẽ được thực hiện trong năm 2004. Những chương trình 112, 47 năm ngoái như lò xo đang được nén lại để bung ra mạnh mẽ năm nay.
Ông Lê Hoài Nam, Giám đốc Trung tâm CNTT, Công ty Điện tử viễn thông quân đội Viettel: Tôi cho rằng năm tới, việc phổ cập CNTT sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn năm trước rất nhiều. Đầu tư nước ngoài vào ngành này sẽ tăng vọt và Chính phủ sẽ có những biện pháp mạnh về chính sách để CNTT biến chuyển một cách thực chất và mạnh mẽ hơn.
Ngành công nghiệp phần mềm sẽ được quan tâm phát triển nhiều hơn nữa. Một số doanh nghiệp phần mềm lớn đã tìm thấy hướng đi rõ ràng của mình chứ không còn mò mẫm như trước. Do đó, doanh thu gia công phần mềm sẽ tăng.
Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh là lực lượng làm CNTT có chất lượng, có thể đáp ứng nhu cầu sẽ thiếu hụt trầm trọng vì việc đào tạo và kiểm tra trình độ nhân lực của chúng ta chưa chuyên nghiệp, thậm chí rất thủ công.
Ông Nguyễn Nhật Quang, Giám đốc Công ty Tin học Hài Hòa: Theo tôi, năm 2004 thị trường CNTT trong nước khó có khả năng tăng trưởng đột biến, nhưng sẽ có nhiều hoạt động hợp tác quốc tế hơn do các nỗ lực từ những năm trước phát huy tác dụng.
Riêng xuất khẩu phần mềm rất nhiều triển vọng. Tuy nhiên, để biến triển vọng thành thực tế, các doanh nghiệp cần tích cực nâng cao trình độ quản lý các dự án phần mềm, xây dựng quy trình sản xuất phù hợp và đội ngũ ổn định. Cơ hội hợp tác với Nhật Bản là rất lớn vì thị trường này có nhiều tiềm năng. Tôi nhận thấy các công ty của Nhật có chiến lược rõ ràng và quan tâm đến việc hợp tác với Việt Nam.
Ông Thân Trọng Phúc - Tổng giám đốc Intel Việt Nam: Mặc dù Chính phủ Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng và đầu tư vào CNTT, sự hiểu biết và ý thức của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này vẫn còn kém. Để thay đổi tình trạng đó, theo tôi, trong năm tới, Việt Nam nên ưu tiên phát triển mạng Internet. Cụ thể, chúng ta cần tập trung phổ biến dịch vụ ADSL tốc độ cao với chi phí thấp, và xây dựng hạ tầng Internet không dây (wireless). Mạng Internet tốt sẽ tăng hiệu quả ứng dụng CNTT và là vũ khí lợi hại nhất để giúp các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với thị trường thế giới. Internet cũng sẽ là yếu tố quan trọng nhất trong sự thành công về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Theo tôi, Chính phủ nên cấp Internet ADSL tốc độ cao và không dây miễn phí cho tất cả các trường học, trước hết là trường đại học. Hy vọng năm 2004, Internet Việt Nam sẽ có những bước đột phá.
Intel cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền công nghiệp máy tính thương hiệu Việt, hợp tác phát triển công nghệ Internet không dây, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực qua các chương trình giáo dục, hỗ trợ tối ưu hóa các ứng dụng phần mềm trên kiến trúc Intel và giúp Việt Nam sử dụng hiệu quả những công nghệ mới nhất. Ngoài ra, Intel sẽ nghiên cứu khả thi các dự án đầu tư trực tiếp có quy mô lớn tại Việt Nam.
Ông Ngô Phúc Cường - Trưởng đại diện Microsoft Việt Nam: Tôi nhân thây trong nhưng năm gân đây nganh CNTT cua Viêt Nam noi chung phat triên rât nhanh chong va đăc biêt năm 2003 co thê noi la môt năm hêt sưc quan trong với nhưng sư kiên đang chu y như: Hôi nghi thương đinh ASOCIO, Tuân lê tin hoc lân thư 12, hôi chơ phân mêm Softmart se la câu nôi giúp thê giơi co thê biêt thêm vê nên CNTT cua Việt Nam, đông thơi giup Viêt Nam tạo dựng mối quan hệ với các nước. Tôi cung tin tương răng năm 2004, nganh CNTT cua Viêt Nam chăc chăn se tăng trương nhanh chong hơn năm nay.
Microsoft đăc biêt chu trong đên phat triên hê thông đai ly, cac nha cung câp giai phap giá tri gia tăng trên nên tang cua Microsoft cho cac doanh nghiêp lơn, vưa va nho ở Việt Nam. Ngoai ra, chung tôi se đưa ra nhưng chương trinh hô trơ cho sinh viên, giao viên CNTT va đưa CNTT vao cac trương phô thông hê 12 năm. Chung tôi se nô lưc hơn nưa trong viêc hơp tac vơi Chinh phu va cơ quan Nha nươc trong cac dư an nhăm hô trơ tăng cương năng lưc quan ly.
Thanh Tú - Diễm Hằng