Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề trơ đáy, khô nứt nẻ nhiều ngày qua.
Cánh đồng lúa ở huyện Trần Đề bị thiếu nước kéo dài, khi nông dân bơm nước mặn vào cứu lúa thì xảy ra tình trạng ngộ độc dẫn đến cháy lá, thối rễ, chết dần hoặc giảm năng suất hơn 50%.
Vụ Đông Xuân 2023-2024, nông dân tỉnh Sóc Trăng xuống giống hơn 182.000 ha lúa, vượt 8,6% kế hoạch. Đến nay, địa phương đã thu hoạch hơn 144.000 ha, năng suất hơn 7 tấn mỗi ha. Trong số này có hơn 41.000 ha lúa đông xuân muộn (vượt kế hoạch hơn 9.000 ha), dự kiến lúa bắt đầu thu hoạch từ giữa tháng 4, kết thúc trong tháng 5. Diện tích lúa ngoài kế hoạch đang bị thiếu nước, hơn 1.400 bị thiệt hại, nhiều diện tích mất trắng.
Cánh đồng lúa ở huyện Trần Đề bị thiếu nước kéo dài, khi nông dân bơm nước mặn vào cứu lúa thì xảy ra tình trạng ngộ độc dẫn đến cháy lá, thối rễ, chết dần hoặc giảm năng suất hơn 50%.
Vụ Đông Xuân 2023-2024, nông dân tỉnh Sóc Trăng xuống giống hơn 182.000 ha lúa, vượt 8,6% kế hoạch. Đến nay, địa phương đã thu hoạch hơn 144.000 ha, năng suất hơn 7 tấn mỗi ha. Trong số này có hơn 41.000 ha lúa đông xuân muộn (vượt kế hoạch hơn 9.000 ha), dự kiến lúa bắt đầu thu hoạch từ giữa tháng 4, kết thúc trong tháng 5. Diện tích lúa ngoài kế hoạch đang bị thiếu nước, hơn 1.400 bị thiệt hại, nhiều diện tích mất trắng.
Cánh đồng tại xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề bị cháy lá, chết dần sau khi người dân liều bơm nước mặn để "cứu" lúa.
Cánh đồng tại xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề bị cháy lá, chết dần sau khi người dân liều bơm nước mặn để "cứu" lúa.
Nông dân Danh Phúc (37 tuổi, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề) mang nước ngọt từ nhà ra đồng pha với nhiều loại thuốc phun để cứu 2 ha lúa đang bị ngộ độc mặn.
"Năm nay thấy giá lúa cao nên tôi cùng nhiều người dân ở đây làm liều xuống giống vụ Xuân Hè. Nào ngờ sau hơn một tháng, hạn mặn nghiêm trọng, thiếu nước tưới, lúa khô dần nên dân ở đây lại liều bơm nước mặn vào đồng.... Vài ngày sau, lúa chết dần, số nào chịu được thì cùng èo uộc, bông nhỏ, hạt lép...", anh Phúc nói và cho biết phải phun thuốc kích rễ, phòng rầy nâu, dưỡng hạt... để mong thu hoạch được phần nào, nhằm gỡ phần vốn bỏ ra hơn 50 triệu đồng.
Nông dân Danh Phúc (37 tuổi, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề) mang nước ngọt từ nhà ra đồng pha với nhiều loại thuốc phun để cứu 2 ha lúa đang bị ngộ độc mặn.
"Năm nay thấy giá lúa cao nên tôi cùng nhiều người dân ở đây làm liều xuống giống vụ Xuân Hè. Nào ngờ sau hơn một tháng, hạn mặn nghiêm trọng, thiếu nước tưới, lúa khô dần nên dân ở đây lại liều bơm nước mặn vào đồng.... Vài ngày sau, lúa chết dần, số nào chịu được thì cùng èo uộc, bông nhỏ, hạt lép...", anh Phúc nói và cho biết phải phun thuốc kích rễ, phòng rầy nâu, dưỡng hạt... để mong thu hoạch được phần nào, nhằm gỡ phần vốn bỏ ra hơn 50 triệu đồng.
Đồng lúa 2 ha của anh Phúc bị ngộ độc nước mặn, lá lúa bị cháy chuyển sang màu đỏ.
Cách đó hơn 4 km, cánh đồng xã Tài Văn, huyện Trần Đề cũng có nhiều ruộng lúa bị ảnh hưởng hạn mặn nghiêm trọng.
Đưa tay nhổ bụi lúa chết cháy, thối rễ trên cánh đồng 10 ha của mình, ông Lê Văn Hết (48 tuổi) bần thần nói: "Lúa như thế này thì coi như mất trắng, chứ thu hoạch chắc được 1-2 bao (khoảng 100 kg) mỗi công, lỗ tiền thuê máy gặt".
Cách đó hơn 4 km, cánh đồng xã Tài Văn, huyện Trần Đề cũng có nhiều ruộng lúa bị ảnh hưởng hạn mặn nghiêm trọng.
Đưa tay nhổ bụi lúa chết cháy, thối rễ trên cánh đồng 10 ha của mình, ông Lê Văn Hết (48 tuổi) bần thần nói: "Lúa như thế này thì coi như mất trắng, chứ thu hoạch chắc được 1-2 bao (khoảng 100 kg) mỗi công, lỗ tiền thuê máy gặt".
"Đến nay, 3 ha lúa của gia đình bị mất trắng như thế này, 7 ha còn lại năng suất giảm 50-70% nhưng chưa chắc bán được giá", ông Hết nói.
"Đến nay, 3 ha lúa của gia đình bị mất trắng như thế này, 7 ha còn lại năng suất giảm 50-70% nhưng chưa chắc bán được giá", ông Hết nói.
Ông Lý Quyền (48 tuổi) kiểm tra ruộng lúa 1,5 ha của mình có nhiều lỏm bị chết cháy do ngộ độc nặng nước mặn. "Lúa chết cháy từng mảng, số còn lại năng suất giảm mạnh, mỗi công ước thu được 6 – 8 bao (khoảng 300 - 400 kg)”, ông Quyền nói và cho biết, lúa khoảng cuối tháng 4 thu hoạch, nhưng tới nay chỉ riêng chi phí bơm nước đã tăng thêm hơn 6 triệu đồng so vụ trước.
Huyện Long Phú có hơn 6.000 ha lúa xuống giống ngoài kế hoạch. Đến nay, hơn 1.000 ha bị thiệt hại do thiếu nước ngọt, nhiều nhiều diện tích mất trắng.
Ông Lý Quyền (48 tuổi) kiểm tra ruộng lúa 1,5 ha của mình có nhiều lỏm bị chết cháy do ngộ độc nặng nước mặn. "Lúa chết cháy từng mảng, số còn lại năng suất giảm mạnh, mỗi công ước thu được 6 – 8 bao (khoảng 300 - 400 kg)”, ông Quyền nói và cho biết, lúa khoảng cuối tháng 4 thu hoạch, nhưng tới nay chỉ riêng chi phí bơm nước đã tăng thêm hơn 6 triệu đồng so vụ trước.
Huyện Long Phú có hơn 6.000 ha lúa xuống giống ngoài kế hoạch. Đến nay, hơn 1.000 ha bị thiệt hại do thiếu nước ngọt, nhiều nhiều diện tích mất trắng.
Cách ruộng ông Quyền vài trăm mét, mương nội đồng đã cạn nước, anh anh Phạm Văn Tài (33 tuổi, ngụ thị trấn Long Phú) phải đào một hố sâu để thu lượng ít nước ngọt còn lại rồi đặt máy bơm lên ruộng lúa 1,6 ha lúa đang ngậm hột.
“Trong số này có 3 công (3.000 m2) lúa mà tôi phải bỏ vì thiếu nước tưới. Số còn lại năng suất giảm 50-60% do nắng nóng kéo dài, thiếu nước tưới", anh Tài nói.
Cách ruộng ông Quyền vài trăm mét, mương nội đồng đã cạn nước, anh anh Phạm Văn Tài (33 tuổi, ngụ thị trấn Long Phú) phải đào một hố sâu để thu lượng ít nước ngọt còn lại rồi đặt máy bơm lên ruộng lúa 1,6 ha lúa đang ngậm hột.
“Trong số này có 3 công (3.000 m2) lúa mà tôi phải bỏ vì thiếu nước tưới. Số còn lại năng suất giảm 50-60% do nắng nóng kéo dài, thiếu nước tưới", anh Tài nói.
Một ruộng lúa tại huyện Long Phú đang khô nước, mặt đất nứt nẻ.
Ông Lâm Văn Vũ, Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Phú, cho biết năm nay do giá lúa cao nên bà con ào ạt "xé rào" xuống giống vụ Xuân Hè, dù ngành chức năng và chính quyền địa phương khuyến cáo không nên.
"Tuy nhiên, chuyện đã lỡ rồi, mình phải tìm mọi cách cứu để bà con có thể thu hoạch phần nào, thu hồi được bao nhiêu vốn đỡ bấy nhiêu", ông Vũ nói và cho biết đơn vị đã linh hoạt canh thuỷ triều, độ mặn để vận hành đóng mở hệ thống cống nhằm đưa nước ngọt vào cho bà con bơm tưới lúa. Vì thế, diện tích bị ảnh hưởng, thiệt hại đã được kéo giảm rất lớn.
Một ruộng lúa tại huyện Long Phú đang khô nước, mặt đất nứt nẻ.
Ông Lâm Văn Vũ, Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Phú, cho biết năm nay do giá lúa cao nên bà con ào ạt "xé rào" xuống giống vụ Xuân Hè, dù ngành chức năng và chính quyền địa phương khuyến cáo không nên.
"Tuy nhiên, chuyện đã lỡ rồi, mình phải tìm mọi cách cứu để bà con có thể thu hoạch phần nào, thu hồi được bao nhiêu vốn đỡ bấy nhiêu", ông Vũ nói và cho biết đơn vị đã linh hoạt canh thuỷ triều, độ mặn để vận hành đóng mở hệ thống cống nhằm đưa nước ngọt vào cho bà con bơm tưới lúa. Vì thế, diện tích bị ảnh hưởng, thiệt hại đã được kéo giảm rất lớn.
An Bình