Bánh sắn bên ngoài hơi sém vàng, bên trong mềm ngọt, dậy mùi thơm của nước cốt dừa, béo ngậy của sữa đặc, thơm thơm từ vừng rang. Đây là món bánh gắn liền với tuổi thơ nhiều người.
1. Sơ chế
Sắn bóc vỏ, ngâm vào nước muối loãng khoảng một giờ cho ra bớt nhựa và độc tố.
Cho sắn vào xửng hấp chín cùng vài lá dứa cho thơm. Khi sắn chín mềm tơi, lấy ra tách lấy bỏ gân (xơ) ở giữa.
Sắn đang ấm nóng cho vào cối giã nhỏ.
Dừa nạo sợi, vừng rang thơm, nước cốt dừa, sữa đặc giúp tăng hương vị và độ béo ngậy cho món bánh.
2. Trộn và tạo hình bánh
Cho sắn đã giã mịn vào âu lớn, thêm từ từ nước cốt dừa, sữa đặc, đường (điều chỉnh theo khẩu vị) và 1/4 thìa cà phê muối. Thêm dừa nạo, vừng rang chín vào trộn đều cho quyện vào nhau. Để lại một chút vừng và dừa nạo để trang trí.
Cho hỗn hợp thành từng khối đều nhau. Vo tròn rồi ấn dẹt là được. Hoặc dùng nắp hộp, dàn đều sắn trên túi nilon hoặc tấm silicone nhào bột, rồi dùng nắp hộp ấn là được. Sau đó thêm chút dừa nạo, vừng rang ấn lên trên thêm phần bắt mắt.
3. Nướng bánh
4. Yêu cầu thành phẩm
Chú ý:
Bánh sắn nên chọn sắn trắng, bở tơi. Còn khi nấu canh sắn chọn được sắn vỏ đỏ, dẻo nấu ngon hơn.
Nên giã sắn khi còn ấm nóng sẽ dễ dàng hơn.
Thoa chút dầu ăn lên tay khi nặn bánh để tránh dính.
Tùy theo khẩu vị mà điều chỉnh lượng đường, sữa cho phù hợp.