Kinh tế tuần hoàn là sự cải biến từng khâu sản xuất và vận hành, từ nghiên cứu, thiết kế đến phát triển sản phẩm có độ bền cao, dễ dàng thay thế linh kiện và sửa chữa. Mô hình kinh tế tuần hoàn có khả năng giúp giảm phát thải, thúc đẩy sử dụng hiệu quả tài nguyên, góp phần giải quyết các vấn đề về khan hiếm, bảo tồn tài nguyên và hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế.
Theo nghiên cứu của Accenture Strategy, mô hình kinh tế tuần hoàn có thể mở ra cơ hội thị trường trị giá lên tới 4.500 tỷ USD, tạo ra hàng triệu việc làm cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030.
Hiện nay, Bộ Công Thương cũng đang dự thảo Chương trình hành động Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP) với các giải pháp, quan điểm của kinh tế tuần hoàn để thực hiện trong giai đoạn 2021-2030. Ở góc độ doanh nghiệp, nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đã định hướng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hướng tới sự phát triển bền vững nhằm đảm bảo tăng trưởng dài hạn và nâng cao uy tín thương hiệu.
NS BlueScope vừa tổ chức hội thảo "CEO Forum: Phát triển bền vững - yếu tố sống còn cho sự phát triển của doanh nghiệp" vào cuối tháng 9 tại nhà máy ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Sự kiện có sự góp mặt của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cùng lãnh đạo các các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, sản xuất. Đại diện các doanh nghiệp đã chia sẻ về kế hoạch dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn đã thực hiện và mang lại hiệu quả.
Tại hội thảo, ông Nicolas Boustany - đại diện tổ chức PRO (Packaging Recycling Organization) cho biết Công ty TNHH LaVie đã cùng Công ty Nestlé Việt Nam chung tay với doanh nghiệp hàng tiêu dùng và bao bì thực hiện chuỗi hoạt động hiện thực hóa cam kết cho đến năm 2025 sẽ sử dụng 100% bao bì có thể tái chế hoặc tái sử dụng. Hai doanh nghiệp này tập trung vào ba lĩnh vực gồm phát triển bao bì bền vững, định hình một tương lai không rác thải, nâng cao nhận thức và hành vi tiêu dùng mới.
Đồng thời, ông Nicolas cũng cho biết Công ty TNHH LaVie đã thực hiện các cải tiến về bao bì nhằm từng bước đạt mục tiêu có thể tái chế 100% hoặc tái sử dụng vào năm 2025. Các cải tiến bao gồm ngưng sử dụng màng có nắp chai để giảm rác thải, chuyển màu chai sang trắng trong để đơn giản hóa quá trình tái chế, dùng công nghệ in laser để không ảnh hưởng đến chất lượng nhựa sau tái chế, lần đầu ra mắt chai thủy tinh với quy trình thu gom và tái chế và đẩy mạnh đầu tư công nghệ hiện đại để sản xuất sản phẩm dùng bao bì tái sử dụng nhiều lần.
Còn ông Bruno Fux - Giám đốc Ecocycle INSEE Vietnam chia sẻ về quá trình quản lý chất thải chuyên nghiệp ngoài đồng xử lý mà công ty đang cung cấp cho đối tác. Để thúc đẩy quá trình xử lý chất thải rắn, Ecocycle INSEE Vietnam đã phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý chất thải nguy hại như dầu PCB, thuốc trừ sâu hoặc khí HCFC. INSEE Việt Nam còn đầu tư hơn 30 triệu USD cho tiền xử lý và đồng xử lý chất thải giúp giảm thiểu 25.000 tấn CO2mỗi năm ra môi trường.
Trong khi đó, ông Nguyễn Cao Trí - Tổng giám đốc Công ty NS BlueScope Lysaght, thuộc tập đoàn BlueScope cho biết để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp kinh doanh mô hình này cần có nguồn lực và đầu tư nghiêm túc.
"Doanh nghiệp đầu tư không chỉ trong nghiên cứu phát triển sản phẩm mới thân thiện môi trường, mà cần thay đổi cả quy trình, thiết bị sản xuất để hạn chế giảm thiểu khí thải", ông Nguyễn Cao Trí nhận định.
Theo đó, với thế mạnh về năng lực kỹ thuật, các sản phẩm của NS BlueScope như Lysaght Smartruss, Lysaght Agrished, Lysaght Bondek II, Lysaght Ranbuild đều thỏa mãn các yếu tố kinh tế tuần hoàn. Loạt sản phẩm tối ưu hóa khối lượng sử dụng so với các sản phẩm thay thế, độ bền cao hơn, đảm bảo hiệu suất đầu tư cao cho người tiêu dùng, thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, tập đoàn BlueScope cũng thực hiện hàng loạt hoạt động giảm thiểu tác hại đến môi trường như giảm khí thải CO2, giảm sử dụng nước thông qua mô hình tiết kiệm và tái sử dụng nước, giảm xả chất thải rắn ra môi trường, lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho nhu cầu sử dụng điện ở khối văn phòng. Thông tin chi tiết hội thảo xem tại đây.
Hà Thanh