Đoạn văn sau của ông Lederer đã chỉ ra các từ vựng trong tiếng Anh có nhiều điều ngược đời. Nhiều từ ghép được tạo thành từ hai từ đơn không liên quan. Chẳng hạn như từ "sweet" (ngọt) và "bread" (bánh mỳ) khi ghép lại tạo thành từ "sweetbread"có nghĩa món ăn "lá lách bê".
Có từ ghép lại "vô lý" đến mức được tạo thành từ một từ đơn ngược nghĩa. Ví dụ, sân chơi boxing có hình vuông nhưng không được gọi là "boxing square" mà lại là "boxing ring" trong khi từ "ring" có nghĩa "hình tròn".
Nhà văn đã thống kê nhiều ví dụ như vậy, không phải để đả kích ngôn ngữ này, mà đơn thuần mang lại niềm vui cho người đọc. Sau đây là một đoạn trích từ bài văn của ông. Bạn có thể đọc chậm từng câu để hiểu hết cách chơi chữ, những phát hiện thú vị của Lederer về tiếng Anh.
"Let's face it - English is a crazy language. There is no egg in eggplant nor ham in hamburger; neither apple nor pine in pineapple. English muffins weren't invented in England or French fries in France. Sweetmeats are candies while sweetbreads, which aren't sweet, are meat.
We take English for granted. But if we explore its paradoxes, we find that quicksand can work slowly, boxing rings are square and a guinea pig is neither from Guinea nor is it a pig".
Bản dịch: Nhìn thẳng vào sự thật đi - tiếng Anh thật là một ngôn ngữ điên rồ. Chẳng có quả trứng (egg) nào trong quả cà tím cả (eggplant), không có thịt hun khói (ham) trong bánh hamburger cũng không có táo (apple) hay cây thông (pine) trong quả dứa (pineapple). Món bánh xốp nướng (English muffins) không được phát minh ở Anh và khoai tây chiên (French fries) cũng không được làm ra ở Pháp. Mứt ngọt ("sweetmeat" nghe như "thịt ngọt") là một loại kẹo trong khi lá lách bê ("sweetbread" nghe như "bánh mỳ ngọt) thì lại không ngọt, mà thuộc họ nhà thịt. Chúng ta thừa nhận tiếng Anh là hiển nhiên. Nhưng nếu khám phá những điều ngược đời, ta sẽ thấy là cát lún ("quicksand" nghe như "cát nhanh") lại diễn ra chậm (slowly), sân đấu boxing ("boxing rings" nghe như "vòng tròn đấu boxing) có hình vuông và chuột bạch (guinea pig) cũng không phải đến từ Guine hay có họ hàng gì với lợn. |
Phần tiếp của bài văn, Lederer chỉ ra sự phức tạp trong cấu tạo từ (word formation) trong tiếng Anh.
"And why is it that writers write but fingers don't fing, grocers don't groce and hammers don't ham? If the plural of tooth is teeth, why isn't the plural of booth beeth? One goose, 2 geese. So one moose, 2 meese... One blouse, 2 blice?
Doesn't it seem crazy that you can make amends but not one amend, that you comb through annals of history but not a single annal? If you have a bunch of odds and ends and get rid of all but one of them, what do you call it? If teachers taught, why didn't preachers praught? If a vegetarian eats vegetables, what does a humanitarian eat?"
Bản dịch: Và tại sao các nhà văn (writers) lại viết (write) mà những ngón tay (fingers) lại không "fing" và những cái búa (hammers) lại không "ham"? Nếu dạng số nhiều của "tooth" (răng) là "teeth" (những chiếc răng) thì "booth" (lều rạp) lại phải là "beeth" chứ? "One goose" (một con ngỗng) nhưng lại "2 geese" (hai con ngỗng); "one moose" (một con nai) nhưng lại "2 meese" (hai con nai); "one blouse (một cái áo choàng) nhưng lại "2 blice" (hai cái áo choàng). Bạn có thấy thật điên rồ khi bạn có thể thực hiện nhiều lần bồi thường (make amends - "amends" ở dạng số nhiều) mà không phải một lần bồi thường (an amend). Nếu bạn có một đống thứ linh tinh (a bunch of odds and ends) và loại một trong hai thứ odds hay ends thì sẽ chẳng còn lại cái gì (cụm "a bunch of odds" hay "a bunch of ends" không có nghĩa). Nếu giáo viên (teacher) giảng dạy (teach) thì sao những người giảng đạo (preteachers) lại không "pretaught"? Nếu môt người ăn chay (vegetarian ) ăn rau (vegetables), thì các nhà hoạt động vì con người (humanitarian) sẽ ăn gì đây? |
Xem tiếp bài văn |
Y Vân