Núi lửa Fagradals không hoạt động trong 6.000 năm, phun trào từ đêm 19/3, dung nhảm trải dài 1.000 m dọc sườn núi. Đây là vụ phun trào núi lửa đầu tiên trên bán đảo Reykjavik sau 781 năm. Ảnh: Icelandic Coast Guard/Reuters
Núi lửa Fagradals không hoạt động trong 6.000 năm, phun trào từ đêm 19/3, dung nhảm trải dài 1.000 m dọc sườn núi. Đây là vụ phun trào núi lửa đầu tiên trên bán đảo Reykjavik sau 781 năm. Ảnh: Icelandic Coast Guard/Reuters
Sau khi cấm người dân đến gần núi lửa khi nó mới phun trào, các nhà chức trách quyết định cho khách đến tham quan từ 21/3. Hàng nghìn người kéo đến ngắm núi lửa phun trào. Euro News nhận định, hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp đã trở thành một thỏi nam châm hút khách du lịch của bán đảo Reykjavik. Ảnh: Jeremie Richar /AFP
Sau khi cấm người dân đến gần núi lửa khi nó mới phun trào, các nhà chức trách quyết định cho khách đến tham quan từ 21/3. Hàng nghìn người kéo đến ngắm núi lửa phun trào. Euro News nhận định, hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp đã trở thành một thỏi nam châm hút khách du lịch của bán đảo Reykjavik. Ảnh: Jeremie Richar /AFP
Hiện tượng núi lửa phun trào không hiếm tại Iceland, tuy nhiên thường diễn ra ở những địa điểm khá xa thủ đô. Núi lửa Fagradalsfjall chỉ nằm cách thủ đô Reykjavik khoảng 40 km và dễ dàng tiếp cận sau khi đi bộ 30 phút từ đường chính. Ảnh: Jeremie Richard/AFP
Hiện tượng núi lửa phun trào không hiếm tại Iceland, tuy nhiên thường diễn ra ở những địa điểm khá xa thủ đô. Núi lửa Fagradalsfjall chỉ nằm cách thủ đô Reykjavik khoảng 40 km và dễ dàng tiếp cận sau khi đi bộ 30 phút từ đường chính. Ảnh: Jeremie Richard/AFP
Vụ phun trào núi lửa khiến các nhà khoa học ngạc nhiên mặc dù Iceland đã ghi nhận sự gia tăng các trận động đất hàng ngày và các hoạt động địa chấn khác từ ngày 24/2. Ảnh: Sigtryggur Johannsson/Reuters
Vụ phun trào núi lửa khiến các nhà khoa học ngạc nhiên mặc dù Iceland đã ghi nhận sự gia tăng các trận động đất hàng ngày và các hoạt động địa chấn khác từ ngày 24/2. Ảnh: Sigtryggur Johannsson/Reuters
Hai dòng dung nham ngược chiều nhau tỏa sáng trong đêm. Người dân có thể nhìn thấy nó từ vùng ngoại ô của Reykjavik, cách đó khoảng 32 km. Ảnh: Sigtryggur Johannsson/Reuters
Hai dòng dung nham ngược chiều nhau tỏa sáng trong đêm. Người dân có thể nhìn thấy nó từ vùng ngoại ô của Reykjavik, cách đó khoảng 32 km. Ảnh: Sigtryggur Johannsson/Reuters
Du khách nướng bánh mì, xúc xích trên dòng dung nham chưa nguội hẳn. Ảnh: Cat Gundry-Beck/Reuters
Quốc đảo rộng lớn nằm trên vết nứt Rãnh Đại Tây Dương, ngăn cách mảng kiến tạo Á-Âu và Bắc Mỹ, sở hữu lượng núi lửa nhiều nhất châu Âu. Hiện tại, 32 hệ thống núi lửa được cho là đang hoạt động tại nước này. Tại đây, trung bình cứ 5 năm lại có một vụ núi lửa phun trào. Ảnh: Kristinn Magnusson/mbl.is
Quốc đảo rộng lớn nằm trên vết nứt Rãnh Đại Tây Dương, ngăn cách mảng kiến tạo Á-Âu và Bắc Mỹ, sở hữu lượng núi lửa nhiều nhất châu Âu. Hiện tại, 32 hệ thống núi lửa được cho là đang hoạt động tại nước này. Tại đây, trung bình cứ 5 năm lại có một vụ núi lửa phun trào. Ảnh: Kristinn Magnusson/mbl.is
Vụ phun trào núi lửa được đánh giá ở mức độ nhỏ. Iceland từng trải qua một vụ phun trào núi lửa dữ dội hơn nhiều tại vùng Eyjafjallajokull vào năm 2010, cột tro bụi cao tới 4.000 - 5.000 m. Khi đó, lượng tro bụi lớn đến mức khiến các chuyến bay từ châu Âu không thể cất cánh và giao thông quốc tế bị ảnh hưởng suốt nhiều tuần. Ảnh: Kristinn Magnusson/mbl.is
Vụ phun trào núi lửa được đánh giá ở mức độ nhỏ. Iceland từng trải qua một vụ phun trào núi lửa dữ dội hơn nhiều tại vùng Eyjafjallajokull vào năm 2010, cột tro bụi cao tới 4.000 - 5.000 m. Khi đó, lượng tro bụi lớn đến mức khiến các chuyến bay từ châu Âu không thể cất cánh và giao thông quốc tế bị ảnh hưởng suốt nhiều tuần. Ảnh: Kristinn Magnusson/mbl.is
Trung Nghĩa (Tổng hợp)