Cổng vào đề chữ Nhà khách Điếu Ngư Đài.
Theo People's Daily, Điếu Ngư Đài được gọi là nhà khách bí ẩn nhất Trung Quốc bởi nơi đây không mở cửa cho khách tham quan và được canh gác rất cẩn mật.
Bao quanh khuôn viên là tường cao. Đứng từ ngoài nhìn vào chỉ thấy một màu xanh ngắt của những cây cổ thụ cùng thái độ trang nghiêm của lính gác ngoài cửa. Xung quanh nhà khách rất yên tĩnh, không có tiếng còi xe tấp nập, chỉ rộn lên tiếng còi hộ tống của xe cảnh sát mỗi khi có đoàn nguyên thủ nước ngoài tới thăm.
Cổng vào đề chữ Nhà khách Điếu Ngư Đài.
Theo People's Daily, Điếu Ngư Đài được gọi là nhà khách bí ẩn nhất Trung Quốc bởi nơi đây không mở cửa cho khách tham quan và được canh gác rất cẩn mật.
Bao quanh khuôn viên là tường cao. Đứng từ ngoài nhìn vào chỉ thấy một màu xanh ngắt của những cây cổ thụ cùng thái độ trang nghiêm của lính gác ngoài cửa. Xung quanh nhà khách rất yên tĩnh, không có tiếng còi xe tấp nập, chỉ rộn lên tiếng còi hộ tống của xe cảnh sát mỗi khi có đoàn nguyên thủ nước ngoài tới thăm.
Điếu Ngư Đài có hai cổng vào từ hướng Bắc và hướng Đông. Trong khuôn viên có 18 nhà khách mang phong cách khác nhau và hai tòa nhà cổ, một sân tennis và một câu lạc bộ giải trí.
Dưỡng Nguyên Trai nằm ở phía cuối khuôn viên nhà khách, là nơi chính phủ Trung Quốc tổ chức tiệc chiêu đãi các lãnh đạo thế giới.
Điếu Ngư Đài có hai cổng vào từ hướng Bắc và hướng Đông. Trong khuôn viên có 18 nhà khách mang phong cách khác nhau và hai tòa nhà cổ, một sân tennis và một câu lạc bộ giải trí.
Dưỡng Nguyên Trai nằm ở phía cuối khuôn viên nhà khách, là nơi chính phủ Trung Quốc tổ chức tiệc chiêu đãi các lãnh đạo thế giới.
Quang cảnh Dưỡng Nguyên Trai, tòa nhà một tầng cổ kính theo phong cách tứ hợp viện có vườn hoa xung quanh.
Quang cảnh Dưỡng Nguyên Trai, tòa nhà một tầng cổ kính theo phong cách tứ hợp viện có vườn hoa xung quanh.
Nội thất Dưỡng Nguyên Trai được trang hoàng bằng thảm đỏ, cột sơn son thếp vàng, đèn lồng, cùng nhiều bức họa cổ Trung Quốc. Hai bên cột treo câu đối do cháu trai của vua Càn Long viết.
Nội thất Dưỡng Nguyên Trai được trang hoàng bằng thảm đỏ, cột sơn son thếp vàng, đèn lồng, cùng nhiều bức họa cổ Trung Quốc. Hai bên cột treo câu đối do cháu trai của vua Càn Long viết.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện tiếp đón lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol-ju trong chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 25/3 tới 28/3 ở Dưỡng Nguyên Trai.
Điếu Ngư Đài (nơi câu cá) là một trong những lâm viên nổi tiếng ở quận Hải Điền nằm ở phía tây Bắc Kinh, vốn là nơi câu cá của Kim Chương Tông - hoàng đế thứ 6 nhà Kim (1168-1208), có lịch sử hơn 800 năm, theo Chinadyt.
Thời nhà Minh, nơi đây là biệt thự nghỉ dưỡng ở ngoại ô của hoàng đế Vạn Lịch (1573 - 1620). Tới năm 1774, vua nhà Thanh Càn Long cho trồng thêm cây, đào hào, biến nơi đây thành lâm viên hoàng gia. Phiến đá trước cửa Úng, phía tây khu nghỉ dưỡng, vẫn còn bút tích đề chữ Điếu Ngư Đài do vua Càn Long viết.
Điếu Ngư Đài (nơi câu cá) là một trong những lâm viên nổi tiếng ở quận Hải Điền nằm ở phía tây Bắc Kinh, vốn là nơi câu cá của Kim Chương Tông - hoàng đế thứ 6 nhà Kim (1168-1208), có lịch sử hơn 800 năm, theo Chinadyt.
Thời nhà Minh, nơi đây là biệt thự nghỉ dưỡng ở ngoại ô của hoàng đế Vạn Lịch (1573 - 1620). Tới năm 1774, vua nhà Thanh Càn Long cho trồng thêm cây, đào hào, biến nơi đây thành lâm viên hoàng gia. Phiến đá trước cửa Úng, phía tây khu nghỉ dưỡng, vẫn còn bút tích đề chữ Điếu Ngư Đài do vua Càn Long viết.
Năm 1958, Điếu Ngư Đài được chính phủ Trung Quốc lựa chọn làm nhà khách quốc gia, dùng để đón tiếp các lãnh đạo thế giới đến Bắc Kinh dự kỷ niệm 10 năm quốc khánh.
Nhà khách Điếu Ngư Đài xây dựng và hoàn thiện trước quốc khánh năm 1959, tới nay đã đón tiếp hơn 1.300 nguyên thủ nước ngoài và người đứng đầu chính phủ các nước, trở thành nơi tổ chức các sự kiện ngoại giao quan trọng của Trung Quốc. Trong khuôn viên nhà khách vẫn bảo tồn hàng trăm cây cổ thụ, cũng như cây mà các nguyên thủ thế giới trồng lưu niệm.
Năm 1958, Điếu Ngư Đài được chính phủ Trung Quốc lựa chọn làm nhà khách quốc gia, dùng để đón tiếp các lãnh đạo thế giới đến Bắc Kinh dự kỷ niệm 10 năm quốc khánh.
Nhà khách Điếu Ngư Đài xây dựng và hoàn thiện trước quốc khánh năm 1959, tới nay đã đón tiếp hơn 1.300 nguyên thủ nước ngoài và người đứng đầu chính phủ các nước, trở thành nơi tổ chức các sự kiện ngoại giao quan trọng của Trung Quốc. Trong khuôn viên nhà khách vẫn bảo tồn hàng trăm cây cổ thụ, cũng như cây mà các nguyên thủ thế giới trồng lưu niệm.
Khách sạn Điếu Ngư Đài, tòa nhà thứ 17 trong khuôn viên, mang phong cách hiện đại với nhiều phòng đa chức năng. Ngoài phòng ở, trong khách sạn còn có bể bơi, khu giải trí, phòng hội nghị, phòng tiệc.
Khách sạn Điếu Ngư Đài, tòa nhà thứ 17 trong khuôn viên, mang phong cách hiện đại với nhiều phòng đa chức năng. Ngoài phòng ở, trong khách sạn còn có bể bơi, khu giải trí, phòng hội nghị, phòng tiệc.
Phòng họp trong khách sạn số 17 từng là nơi tổ chức đàm phán 6 bên (Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Mỹ, Nga, Nhật) về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên từ năm 2003 đến 2007.
Phòng họp trong khách sạn số 17 từng là nơi tổ chức đàm phán 6 bên (Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Mỹ, Nga, Nhật) về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên từ năm 2003 đến 2007.
Tòa số 11 trong nhà khách Điếu Ngư Đài. Đây từng là nơi ở của Giang Thanh trong hơn 10 năm, cuối cùng, bà bị bắt tại đây.
Giang Thanh sinh năm 1915 tại Sơn Đông, kết hôn với Mao Trạch Đông năm 1938. Những năm 1960-1970, Giang Thanh đóng vai trò chủ chốt trong cuộc cách mạng văn hóa, gây ra sự hỗn loạn trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc.
Giang Thanh cùng với đồng bọn vu khống, hãm hại các lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước Trung Quốc, đồng thời kiểm soát tuyệt đối các tổ chức quốc gia. Tháng 10/1976, Giang Thanh bị bắt và bị đưa ra xét xử vào cuối năm 1980.
Tòa số 11 trong nhà khách Điếu Ngư Đài. Đây từng là nơi ở của Giang Thanh trong hơn 10 năm, cuối cùng, bà bị bắt tại đây.
Giang Thanh sinh năm 1915 tại Sơn Đông, kết hôn với Mao Trạch Đông năm 1938. Những năm 1960-1970, Giang Thanh đóng vai trò chủ chốt trong cuộc cách mạng văn hóa, gây ra sự hỗn loạn trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc.
Giang Thanh cùng với đồng bọn vu khống, hãm hại các lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước Trung Quốc, đồng thời kiểm soát tuyệt đối các tổ chức quốc gia. Tháng 10/1976, Giang Thanh bị bắt và bị đưa ra xét xử vào cuối năm 1980.
Tòa nhà số 18 có tên "Tổng thống Lâu", là nơi nghỉ ngơi của các nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ nước ngoài mỗi khi tới thăm Trung Quốc. Nữ hoàng Anh Elizabeth II từng nghỉ tại đây trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1986, khi lầu số 18 vừa xây xong.
Tòa nhà số 18 có tên "Tổng thống Lâu", là nơi nghỉ ngơi của các nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ nước ngoài mỗi khi tới thăm Trung Quốc. Nữ hoàng Anh Elizabeth II từng nghỉ tại đây trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1986, khi lầu số 18 vừa xây xong.
Hồng Hạnh (Ảnh: Picture China)