Là một kiệt tác kiến trúc nằm ở Arga (Ấn Độ), Taj Mahal được mệnh danh là biểu tượng của tình yêu vĩnh hằng - điểm đến đặc biệt lý thú, hấp dẫn lượng lớn du khách từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ẩn giấu bên trong khu lăng mộ Hoàng đế Shah Jahan xây dựng để tặng cho vợ yêu của mình vẫn còn những điều bí mật. Chính những điều này khiến cho chuyến đi của khách du lịch tới ngôi đền tráng lệ này thêm phần thú vị.
Điểm duy nhất không được dự tính
Theo lối vào khu vườn Mughal, du khách có thể thấy bóng của tòa lâu đài phản chiếu trên mặt hồ phía trước tạo nên hình ảnh đối xứng đến không ngờ. Mỗi góc của ngôi đền đều có những đỉnh tháp nhọn, và hai công trình kiến trúc bằng đá vô cực (nhà thờ chính và nhà khách) nằm cách lâu đài một khoảng cách rất cân xứng.
Đi xung quanh Taj Mahal, du khách có thể nhận ra bốn mặt của ngôi đền hoàn toàn giống nhau, với cổng vòm và kinh Koran được khắc trên đá cẩm thạch trắng. Thiết kế này đem lại vẻ đẹp và sự nguyên vẹn trường tồn cho Taj Mahal. Trước kỷ nguyên của máy móc và công nghệ, các kiến trúc sư đã làm được một việc gần như bất khả thi: sự cân xứng "hoàn hảo" của hai phía theo trục đối xứng.
Người Mughal xưa cho rằng tính cân xứng là biểu tượng của sự cân bằng và hài hòa cho đế quốc của họ. Điều đáng kinh ngạc là điểm mất cân đối duy nhất lại nằm trong ngôi mộ của người đã dựng lên công trình ấn tượng này. Mộ của Nữ hoàng Mumtaz nằm ở chính giữa lăng, trong khi vị trí của mộ hoàng đế Shah Jahan lại phá vỡ sự đối xứng. Theo truyền thuyết, hoàng đế ban đầu muốn xây dựng lăng mộ Black Taj cho riêng mình, tuy nhiên khi kế hoạch chưa hoàn thành thì ngài đã qua đời. Vì vậy, lăng mộ của ngài trong đền Taj Mahal không được dự tính từ đầu, nó được xây sau khi ngài mất.
Đền bị phá hủy nhiều lần
Hoàng đế đã phải tốn khoảng 53 tỉ rupi (bằng 877 triệu USD ngày nay) để hoàn thành Taj Mahal. Công trình sử dụng rất nhiều nguyên liệu quý hiếm như đá cẩm thạch Makrana của Rajasthan, đá lapis (đá xanh) từ Trung Á, và cần đến 1.000 con voi để vận chuyển nguyên liệu. Tuy nhiên, việc đó lại đưa Taj Mahal vào hiểm họa khi đế quốc Mughal sụp đổ vào thế kỷ 18. Một cộng đồng Hindu ở phía Bắc Ấn Độ đã cướp ngôi đền này vào năm 1764 và lấy cắp hai cánh cửa bạc của tòa lâu đài. Khi cộng đồng này đang chiếm giữ thì thực dân Anh đã bán tháo vô số thảm dệt tay và ngọc quý sặc sỡ trong đền. Ngoài ra, Công tước Bentinck - người lãnh đạo đầu tiên của Ấn Độ cũng âm mưu bán Taj Mahal để thu lượm những mảnh cẩm thạch vỡ nhưng kế hoạch không thành.
Sau này, Taj Mahal trở thành nơi tổ chức tiệc tùng của người Anh. Cho đến những năm đầu của thế kỷ 19, số vàng được chạm khắc trên mái đã được lực lượng mật thám đặt lại vị trí cũ. Công tước Cuzon, người lãnh đạo của Ấn Độ (1899 - 1905) đã yêu cầu hoàn trả lại lăng mộ và bề mặt khu vườn. Ông cũng quyên góp số lượng của cải khổng lồ để khôi phục lại ngôi đền.
Những lời đồn sai sự thật
Tương truyền, Hoàng đế Shah Jahan đã ra lệnh cắt bỏ bàn tay và chọc mù mắt những thợ thủ công chính trong quá trình xây dựng Taj Mahal, khiến cho ngôi đền trở nên bí ẩn. Tuy nhiên, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy lời đồn này là đúng. Dù vậy, sự thật là tất cả những người thợ xây dựng ở đây đều tật nguyền. Người ta cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này là do quá trình làm việc cực khổ liên tục trong nhiều năm khiến cho xương của họ bị suy yếu và mắt của những người đục đá thì bị hủy hoại do bụi.
Xem thêm: Những điều du khách không thích khi đến Taj Mahal
Cẩm Tú