Những ngày này, điện Kiến Trung nằm trong Tử Cấm Thành đang được trồng cây cảnh, sắp đặt trưng bày cổ vật chờ mở cửa đón khách dịp Tết Giáp Thìn. Công trình được khởi công tu bổ vào ngày 16/2/2019 do Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế làm chủ đầu tư.
Điện được xây dựng năm 1921, hoàn thành năm 1923 dưới triều vua Khải Định. Điện Kiến Trung là một trong 5 công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Tử Cấm Thành cùng với điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái. Năm 1947, do chiến tranh, công trình sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại nền móng.
Những ngày này, điện Kiến Trung nằm trong Tử Cấm Thành đang được trồng cây cảnh, sắp đặt trưng bày cổ vật chờ mở cửa đón khách dịp Tết Giáp Thìn. Công trình được khởi công tu bổ vào ngày 16/2/2019 do Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế làm chủ đầu tư.
Điện được xây dựng năm 1921, hoàn thành năm 1923 dưới triều vua Khải Định. Điện Kiến Trung là một trong 5 công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Tử Cấm Thành cùng với điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái. Năm 1947, do chiến tranh, công trình sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại nền móng.
Mái điện được lợp ngói phẳng, tráng men vàng toàn bộ mặt trên. Tượng rồng nằm trên mái điện được khảm sành sứ.
Mái điện được lợp ngói phẳng, tráng men vàng toàn bộ mặt trên. Tượng rồng nằm trên mái điện được khảm sành sứ.
Công trình là hợp thể phong cách giữa Á và Âu, bao gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc phục hưng của Italy, thêm kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Điểm nhấn là nghệ thuật khảm sành sứ các hoa văn trang trí. Hệ thống cửa được sơn rực rỡ với tông màu đỏ, vàng.
Công trình là hợp thể phong cách giữa Á và Âu, bao gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc phục hưng của Italy, thêm kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Điểm nhấn là nghệ thuật khảm sành sứ các hoa văn trang trí. Hệ thống cửa được sơn rực rỡ với tông màu đỏ, vàng.
Tượng rồng, hoa văn ở khu vực cổng chính vào điện Kiến Trung được khảm sành sứ bắt mắt, tinh xảo.
Họa tiết rồng 5 móng biểu trưng quyền lực của vương triều Nguyễn được khảm sành sứ trên bức tường điện. Cửa được sơn màu đỏ rực rỡ, hai bên khung cửa được khảm hoa hướng dương, hoa sen.
Họa tiết rồng 5 móng biểu trưng quyền lực của vương triều Nguyễn được khảm sành sứ trên bức tường điện. Cửa được sơn màu đỏ rực rỡ, hai bên khung cửa được khảm hoa hướng dương, hoa sen.
Họa tiết rồng khảm sành sứ ở hành lang điện Kiến Trung. Để con rồng có hồn, những người thợ phải kết hợp nhiều loại mảnh sành sứ.
Họa tiết rồng khảm sành sứ ở hành lang điện Kiến Trung. Để con rồng có hồn, những người thợ phải kết hợp nhiều loại mảnh sành sứ.
Hệ thống con nghê, con lân ở mặt tiền điện Kiến Trung cũng được khảm sành sứ theo các hình ảnh tư liệu người Pháp còn lưu giữ.
Hệ thống con nghê, con lân ở mặt tiền điện Kiến Trung cũng được khảm sành sứ theo các hình ảnh tư liệu người Pháp còn lưu giữ.
Hệ thống rồng còn sót lại của điện Kiến Trung xưa kia được giữ nguyên trạng.
Bên trong điện Kiến Trung có nhiều nét tương đồng với cung An Định. Nhiều hiện vật thời vua Khải Định, Bảo Đại được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế trưng bày tại đây để chờ đón khách tham quan.
Bên trong điện Kiến Trung có nhiều nét tương đồng với cung An Định. Nhiều hiện vật thời vua Khải Định, Bảo Đại được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế trưng bày tại đây để chờ đón khách tham quan.
Khu vực phía sau điện trưng bày các hiện vật gắn bó với vua Khải Định.
Theo kế hoạch của Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, điện Kiến Trung sẽ mở cửa đón khách vào dịp Tết Giáp Thìn. Từ mùng 1 đến mùng 3 Tết, tất cả di tích thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Huế sẽ mở cửa miễn phí cho người Việt Nam tham quan.
Khu vực phía sau điện trưng bày các hiện vật gắn bó với vua Khải Định.
Theo kế hoạch của Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, điện Kiến Trung sẽ mở cửa đón khách vào dịp Tết Giáp Thìn. Từ mùng 1 đến mùng 3 Tết, tất cả di tích thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Huế sẽ mở cửa miễn phí cho người Việt Nam tham quan.
Võ Thạnh