Thứ tư, 1/5/2024
Thứ tư, 22/2/2023, 06:00 (GMT+7)

Điện Kiến Trung sau 4 năm trùng tu

Thừa Thiên - HuếĐiện Kiến Trung, nơi làm việc và sinh hoạt của hai vua cuối cùng triều Nguyễn đang được trùng tu với tổng kinh phí hơn 123 tỷ đồng.

Điện được xây dựng năm 1921, hoàn thành năm 1923, dưới triều vua Khải Định.

Dưới thời vua Bảo Đại, điện trở thành nơi ăn, ở chung của cả gia đình nhà vua. Sau khi Cách mạng tháng tám thành công, ngày 29/8/1945, điện Kiến Trung là nơi vua Bảo Đại tiếp xúc với Phái đoàn Chính phủ lâm thời để chính thức họp bàn thoái vị, trao lại quyền điều hành đất nước cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên năm 1947, do tác động của chiến tranh, công trình đã sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại nền móng. Ảnh: Tư liệu

Sau khi sụp đổ, điện Kiến Trung chỉ còn lại nền móng.

Tầng chính điện Kiến Trung trổ 13 cửa hiên: Gian giữa 5 cửa, hai gian bên mỗi gian 3 cửa, hai góc điện mỗi bên 2 cửa nữa làm nhô ra. Tầng trên là gác, làm cùng một thể thức như tầng chính.

Công trình là hợp thể phong cách giữa Á và Âu, bao gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc phục hưng của Italy, thêm kiến trúc cổ truyền Việt Nam.

Hệ thống hoa văn, rồng được khảm sành sứ ở trên mái điện.

Mái điện được lợp ngói phẳng, tráng men vàng toàn bộ mặt trên.

Các cửa sổ được sơn rực rỡ, bên ngoài khảm sành sứ các họa tiết rồng, mây.

Hoạ tiết rồng, gà trống (góc trái) được khảm sành sứ trên bức tường điện. Để khảm bức rồng sành sứ có hồn, những người thợ phải kết hợp nhiều loại mảnh sành sứ.

Sau bốn năm thi công, hình dáng điện Kiến Trung bằng bêtông, cốt thép đã thành hình. Hiện nay, hàng trăm giàn giáo được đơn vị thi công lắp đặt xung quanh để các nghệ nhân khảm sành sứ.

Các nhà nghiên cứu đánh giá, những trang trí trên điện Kiến Trung độc đáo, đòi hỏi việc trùng tu thận trọng. Riêng nội thất trang trí bên trong điện sẽ được nghiên cứu, bổ sung chi tiết để hoàn chỉnh.

Một trong hai vọng lâu hình bát giác nằm trước điện Kiến Trung còn giữ nguyên kiến trúc xưa.

Phối cảnh điện Kiến Trung sau khi trùng tu.

Với việc phục hồi di tích, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế kỳ vọng, điện Kiến Trung sẽ là điểm thu hút khách khi vào Đại nội Huế.

Điện Kiến Trung sau 4 năm thi công
 
 

Điện Kiến Trung nhìn từ trên cao. Video: Võ Thạnh

Võ Thạnh