Sau bài viết Hai phương án phân vùng hạn chế xe máy ở Hà Nội, nhiều độc giả cho rằng chỉ có dãn dân mới giải quyết được nạn kẹt xe, tắc đường:
Cả hai phương án đều bất cập và chi phí để vận hành cho đúng rất cao. Kẹt xe là do nhiều phương tiện đổ dồn vào nội thành. Tôi thấy nếu không phát triển đô thị vệ tinh và kết hợp các cơ quan lớn (Sở ngành, trường Đại học...) ra ngoài ngoại thành thì không có phương án nào khả thi.
Hạn chế xe máy, rồi tiến đến cấm xe máy. Người dân chuyển sang mua xe ôtô cá nhân, kết quả là ôtô lại tăng lên và đường giao thông lại tắc hơn. Điều cốt lõi là mật độ dân số tập trung ở trung tâm thành phố càng ngày càng tăng, các trường đại học quá dày đặc ở trung tâm thành phố.
Sinh viên hàng năm ra trường ở lại thành phố làm việc khiến cho đường phố lúc nào cũng tắc. Cứ dịp nghỉ hè hay dịp tết sinh viên về quê là đường phố ở trung tâm đỡ hẳn kẹt xe. Cần phải đưa bớt các trường đại học ra khỏi trung tâm thành phố, ra ngoại thành để giảm tải bớt mật độ ở trong thành phố
Nên đánh thuế cao đối với phương tiện cá nhân, bao gồm cả ô tô cá nhân và xe máy. Dùng tiền đó làm quỹ phát triển giao thông công cộng cả về mật độ và dịch vụ. Làm sao để người dân thấy chênh lệch lợi ích rõ rệt giữa việc sử dụng phương tiện công cộng thay vì sở hữu phương tiện cá nhân. Chứ chất lượng giao thông công cộng như hiện nay mà đòi thay thế phương tiện cá nhân thì quả là hoang tưởng và đẩy lùi sự phát triển kinh tế. Người ta ko thể nào dùng cả mấy tiếng đồng hồ chỉ để đi trên đường. Từ nhà đến công ty hết cả mấy tiếng đồng hồ và qua mấy trạm xe bus như thế được.
Theo tôi thấy sai lầm từ quy hoạch. Rồi dân số tập trung quá đông thì phát triển như thế nào cũng sẽ ùn tắc. Tôi đã đi Bangkok của Thái Lan. Họ cũng đông dân. Đường trong nội đô chủ yếu là đường một chiều không có kiểu sang đường như Việt Nam.
Hàng quán bán lẻ ít. Chủ yếu siêu thị mini. Họ vẫn tắc. Chỉ có một giải pháp duy nhất là di dời trường đại học ra nội thành. Nhìn các đô thị nhỏ có mấy khi bị tắc. Hãy phát triển đô thị vệ tinh. Đó là giải pháp lâu dài mà kích thích vùng miền phát triển.
Nguyên nhân của tắc đường xuất phát từ nhiều yếu tố: Đầu tiên là ý thức người tham gia giao thông, thứ đến là cơ sở hạ tầng đường sá chật hẹp, xuống cấp; thứ đến là điều kiện hạ tầng về các phương tiện giao thông công cộng thiếu thốn, lạc hậu đến hàng vài chục năm; thứ đến là quy hoạch khu dân cư (như nhà chung cư), khu sản xuất công nghiệp, trường học...rất thiếu khoa học và tùy tiện; sự gia tăng dân số đô thị quá nhanh, cả về người thường trú và tạm trú... Từng đấy thứ đã đủ để làm cho tình trạng tắc đường, kẹt xe ngày càng chở nên trầm trọng và ...khủng khiếp
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.