81B | 82D | 83C | 84B | 85C | 86C | 87A | 88B | 89D | 90B |
91C | 92D | 93C | 94A | 95D | 96B | 97B | 98B | 99D | 100A |
101C | 102B | 103A | 104D | 105A | 106B | 107A | 108C | 109A | 110A |
111C | 112D | 113A | 114B | 115C | 116B | 117C | 118A | 119B | 120A |
Cô Nguyễn Thị Thanh Thảo, giáo viên Giáo dục công dân trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, nhận định đề thi có cấu trúc tương tự đề tham khảo Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hồi tháng 12/2018. Về mặt phân bố kiến thức, 90% nội dung nằm trong chương trình lớp 12, 10% nằm nằm trong phần công dân với kinh tế thuộc chương trình ở kỳ I lớp 11.
Đề có nhiều câu hỏi chỉ yêu cầu nhớ kiến thức sách giáo khoa nhưng cũng có khoảng 15% số câu thí sinh phải hiểu, liên kết và vận dụng kiến thức để trả lời và giải đáp tình huống đặt ra. "Đề hoàn toàn đáp ứng mục tiêu xét tốt nghiệp THPT. Về điểm số, thí sinh không dễ đạt điểm trên 9", cô Thảo nói.
Tổ Giáo dục công dân, Hệ thống giáo dục HOCMAI, đánh giá đề thi có cấu trúc tương tự năm 2018, bám sát cấu trúc đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong 40 câu hỏi, nội dung kiến thức lớp 12 chiếm 90%, còn lại là lớp 11. So với năm 2018, đề 2019 giảm về độ khó, thể hiện ở số câu hỏi vận dụng cao giảm từ 12 xuống 8, tăng số câu hỏi ở mức độ thông hiểu.
Mặc dù giảm số lượng câu hỏi vận dụng cao, mức độ khó của các câu hỏi này vẫn giữ nguyên, thậm chí dữ liệu gây nhiễu cho học sinh (ví dụ câu 112 về quyền khiếu nại, tố cáo, 113 hỏi về các quyền tự do cơ bản của công dân, câu 114 hỏi về quyền khiếu nại tố cáo trong mã đề 308).
Môn Giáo dục công dân có sự gắn kết chặt chẽ với cuộc sống vì xoay quanh mối quan hệ công dân với nhà nước, pháp luật. Đề thi môn Giáo dục công dân cũng thể hiện rất rõ ràng mối quan hệ đó, từ câu 105 trở đi là các câu hỏi lồng ghép tình huống thực tiễn, nhưng không xuất hiện các câu hỏi mang tính thời sự như đề thi năm 2018.
*Tiếp tục cập nhật đáp án