Giá vàng trong nước đang tăng giảm thất thường. Ảnh: Hoàng Hà. |
Theo VAFI, kinh nghiệm quản lý vàng miếng của một số nước trên thế giới cho thấy kinh doanh vàng miếng, vàng nữ trang phải chịu thuế VAT (theo phương pháp khấu trừ) từ 10% đến 15% trên giá bán.
Một số quốc gia như Nga còn áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 20% với mặt hàng này. Ở nước ngoài, vàng miếng không được bày bán do thuế cao và kinh doanh vàng miếng, vàng nữ trang được xem như kinh doanh hàng tiêu dùng nên phải chịu mức thuế tương đương. Chính sách thuế này giúp thị trường tránh khỏi bị lũng đoạn và không có chuyện người dân đầu tư, tích trữ vàng...
Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các đơn vị chức năng để ban hành thông tư hướng dẫn về thuế VAT đối với các tổ chức tín dụng. Theo dự thảo thông tư, các hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ có thể chịu thuế suất 10%.
Theo đó, đối tượng chịu thuế VAT 10% là dịch vụ ngân hàng, gồm thanh toán, cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ. Ngoài ra, các dịch vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài cũng nằm trong diện dự kiến áp dụng mức thuế kể trên.
Như Quỳnh