Hơn một tuần trước, 120 m bờ phải kênh Thanh Đa, cách cầu Kinh khoảng 50 m bị sạt lở, làm ảnh hưởng 13 hộ dân sống tại đây.
Sở Giao thông Vận tải TP HCM đã đề nghị UBND quận Bình Thạnh di dời khẩn cấp các hộ dân nằm trong khu vực sạt lở; bố trí lực lượng canh gác. Một số hộ đã được vận động di dời, một số khác còn bám trụ ở lại.
Hơn một tuần trước, 120 m bờ phải kênh Thanh Đa, cách cầu Kinh khoảng 50 m bị sạt lở, làm ảnh hưởng 13 hộ dân sống tại đây.
Sở Giao thông Vận tải TP HCM đã đề nghị UBND quận Bình Thạnh di dời khẩn cấp các hộ dân nằm trong khu vực sạt lở; bố trí lực lượng canh gác. Một số hộ đã được vận động di dời, một số khác còn bám trụ ở lại.
Ông Nguyễn Vọng Các ở hẻm 886 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh, đứng trước ngôi nhà sạt lở, trưa 28/6.
Ông cho biết, gia đình có 8 người, các con đã ra ngoài thuê chỗ ở với giá 4 triệu đồng mỗi tháng. Vợ chồng ông đang làm nghề buôn bán nên không thể ra chung cư theo đề xuất của chính quyền. Ông đang chờ hỗ trợ chỗ ở mới có thể buôn bán, mưu sinh.
Ông Nguyễn Vọng Các ở hẻm 886 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh, đứng trước ngôi nhà sạt lở, trưa 28/6.
Ông cho biết, gia đình có 8 người, các con đã ra ngoài thuê chỗ ở với giá 4 triệu đồng mỗi tháng. Vợ chồng ông đang làm nghề buôn bán nên không thể ra chung cư theo đề xuất của chính quyền. Ông đang chờ hỗ trợ chỗ ở mới có thể buôn bán, mưu sinh.
Đoạn nền nhà ông Các nằm mé bờ sông bị nứt một vết lớn.
Nhà chức trách cho biết sạt lở do mưa và triều cường đã tạo áp lực nước lớn bên trong kè. Khi triều cạn, nước rút gây sạt lở. Ngoài ra, nhà dân xây dựng cách đỉnh kè 3,5 m, làm gia tăng tải trọng ngang gây sự cố.
Đoạn nền nhà ông Các nằm mé bờ sông bị nứt một vết lớn.
Nhà chức trách cho biết sạt lở do mưa và triều cường đã tạo áp lực nước lớn bên trong kè. Khi triều cạn, nước rút gây sạt lở. Ngoài ra, nhà dân xây dựng cách đỉnh kè 3,5 m, làm gia tăng tải trọng ngang gây sự cố.
"Sáng dậy thấy đoạn sau nhà bị sụp làm tôi hoảng hồn. Bây giờ không dám ngủ vì sợ nhà sập lúc nào không hay", ông Nguyễn Văn Tư, 68 tuổi, nhà ở 93/1 Xô Viết Nghệ Tĩnh nói và cho biết gia đình đang phải dời sang nhà đối diện hẻm để ở, chờ làm kè xong mới dám sửa nhà.
"Sáng dậy thấy đoạn sau nhà bị sụp làm tôi hoảng hồn. Bây giờ không dám ngủ vì sợ nhà sập lúc nào không hay", ông Nguyễn Văn Tư, 68 tuổi, nhà ở 93/1 Xô Viết Nghệ Tĩnh nói và cho biết gia đình đang phải dời sang nhà đối diện hẻm để ở, chờ làm kè xong mới dám sửa nhà.
Bên trong nhà một hộ dân bị lún nứt, phải gia cố bằng các bao cát.
Nhiều đoạn nền nhà bị sụt lún gần một mét, ăn sâu vào bên trong móng khoảng 2 m.
Một nền nhà bị xói sâu vào bên trong, trơ gạch vữa khi nước dâng.
Để ngăn sự cố, từ năm 2003, Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu, đề xuất xây dự án chống sạt lở tại bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh) với kinh phí hàng trăm tỷ đồng.
Năm 2006, UBND TP HCM đã chấp thuận chủ trương đầu tư, xây dựng kè chống sạt lở ở khu vực này, chia thành 4 đoạn chính. Tuy nhiên, đến cuối năm 2019 chỉ một đoạn được xây hoàn tất. Các đoạn còn lại vẫn dang dở do vướng mắc mặt bằng. Sạt lở thời gian qua ở Thanh Đa rơi vào khu vực kè chưa xây dựng. Một đoạn công trình cải tạo bờ kè đang dở dang, gạch đá ngổn ngang.
Để ngăn sự cố, từ năm 2003, Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu, đề xuất xây dự án chống sạt lở tại bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh) với kinh phí hàng trăm tỷ đồng.
Năm 2006, UBND TP HCM đã chấp thuận chủ trương đầu tư, xây dựng kè chống sạt lở ở khu vực này, chia thành 4 đoạn chính. Tuy nhiên, đến cuối năm 2019 chỉ một đoạn được xây hoàn tất. Các đoạn còn lại vẫn dang dở do vướng mắc mặt bằng. Sạt lở thời gian qua ở Thanh Đa rơi vào khu vực kè chưa xây dựng. Một đoạn công trình cải tạo bờ kè đang dở dang, gạch đá ngổn ngang.
Triều cường tràn vào bờ kè gây ngập, một số nhà ở khu vực sạt lở bị nghiêng.
Sân trước nhà cạnh bờ kênh Thanh Đa bị sụp lún, nền bêtông đứt gãy.
Chị Nguyễn Thị Sán sống cùng gia đình gần khu vực sạt lở cho biết không thuộc diện di dời nhưng cả nhà luôn lo sợ không biết đất sụp lúc nào.
Trước tình trạng sạt lở, mới đây Sở Giao thông Vận TP HCM gửi UBND thành phố xem xét trình HĐND để xin quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 7 tới cho dự án xây kè chống sạt lở bờ phải sông Sài Gòn (phường 25, quận Bình Thạnh). Dự án được đầu tư gần 106 tỷ đồng, dành để khắc phục đoạn có khả năng sạt lở dài khoảng 100 m, rộng 7 m.
Chị Nguyễn Thị Sán sống cùng gia đình gần khu vực sạt lở cho biết không thuộc diện di dời nhưng cả nhà luôn lo sợ không biết đất sụp lúc nào.
Trước tình trạng sạt lở, mới đây Sở Giao thông Vận TP HCM gửi UBND thành phố xem xét trình HĐND để xin quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 7 tới cho dự án xây kè chống sạt lở bờ phải sông Sài Gòn (phường 25, quận Bình Thạnh). Dự án được đầu tư gần 106 tỷ đồng, dành để khắc phục đoạn có khả năng sạt lở dài khoảng 100 m, rộng 7 m.
Vị trí sạt lở ở bờ kênh Thanh Đa, quận Bình Thạnh. Đồ hoạ: Khánh Hoàng
Thanh Tùng - Đình Văn