Một khảo sát với hơn 1.000 người trên VnExpress gần đây cho thấy, rất nhiều người không biết nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Đến khi mắc bệnh, không mấy người chịu đi khám vì nhiều lý do.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Châu Hoàng Quốc Chương, Giảng viên bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TP HCM, tần suất mắc bệnh trĩ ở người lớn khó đánh giá được chính xác vì không thể tiến hành khám tầm soát, bệnh nhân e ngại khi khai bệnh và thăm khám.
Một số nghiên cứu về tần suất bệnh trĩ ở Việt Nam của Đại học Y dược TP HCM cho thấy, ở phía Bắc có 65% công nhân trong một nhà máy (độ tuổi 30 - 65) bị bệnh trĩ, trong đó gần 40% không than phiền các triệu chứng gì, ở miền Nam tỷ lệ bệnh nhân trĩ đến phòng khám tiêu hóa và hậu môn trực tràng là 40%.
Tần suất mắc bệnh trĩ không thay đổi và có khuynh hướng gia tăng trong xã hội ngày nay bởi thói quen ít vận động, thói quen đại tiện không phù hợp, chế độ ăn thiếu dần chất xơ trong rau, trái cây và nghề nghiệp như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế...
Bệnh trĩ có nhiều dấu hiệu để nhận biết. Chảy máu khi đại tiện sẽ là triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất. Ban đầu, người bệnh chỉ chảy máu khi táo bón, máu chảy ít, rất khó biết, chỉ đôi lần phát hiện trên giấy vệ sinh. Thế nhưng, khi bệnh diễn tiến nặng hơn, cứ mỗi lần đại tiện, máu lại chảy nhiều hơn và đi vệ sinh trong tư thế ngồi xổm càng kích thích chảy máu. Các triệu chứng, dấu hiệu này có thể xuất hiện thường xuyên hoặc ngắt quãng, vài ba ngày lại bị lại, song đám rối tĩnh mạch trĩ vẫn tiếp tục âm thầm căng giãn trong ống hậu môn.
Tiếp đó, hiện tượng sa búi trĩ sẽ xảy ra, trễ hơn dấu hiệu chảy máu khi đi tiêu. Lúc đầu, vùng hậu môn sẽ xuất hiện khối thịt nhỏ lồi ra. Càng về sau, khối thịt này to lên dần, từ hạt gạo thành kích cỡ hạt đậu, hạt lạc và không tự thụt vào sau khi đi vệ sinh mà phải dùng tay nhét mới vào được. Nặng hơn, khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn, kích thước càng lớn dần gây vướng víu, căng tức, kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đại tiện, sưng tấy, ngứa ngáy, ướt dịch quanh lỗ hậu môn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Làm gì khi bị bệnh trĩ
Bệnh trĩ xuất phát từ thói quen thường ngày như việc uống nhiều rượu, ăn thực phẩm cay nóng đều kích thích không tốt cho vùng trực tràng hậu môn, làm cho tĩnh mạch trĩ dễ bị sung huyết, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu trong tĩnh mạch, làm giảm khả năng chịu lực của thành tĩnh mạch.
Những đối tượng như dân văn phòng, công nhân, sinh viên, tài xế thường phải ngồi liên tục trong nhiều giờ, không vận động cũng dễ tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng, tăng nguy cơ bị trĩ và bệnh có thể nặng hơn bất kỳ lúc nào.
Bên cạnh đó, việc ít uống nước hoặc công việc căng thẳng cũng tạo áp lực khi đi vệ sinh, thời gian “ở trong toilet” dài hơn, đôi khi bị tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính cũng có thể làm tên bạn xuất hiện trong danh sách những người đang bị bệnh trĩ quấy rầy mỗi ngày. Theo Thạc sĩ, bác sĩ Dương Phước Hưng, Trưởng Phân khoa Hậu môn - Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM: “Bạn đừng nghĩ đây là bệnh nhạy cảm hay đáng xấu hổ. Thay vào đó, bạn cần nhận thức rõ các dấu hiệu, nguyên nhân cụ thể để phòng tránh hoặc lập tức chữa trị”.
Dấu hiệu bệnh trĩ được các bác sĩ đánh giá là dễ nhận biết. Song vì tâm lý e ngại, xấu hổ, người bệnh thường chấp nhận chữa trị bằng thuốc chữa bệnh trĩ hay phẫu thuật khá muộn làm tốn kém. Nhiều người thừa nhận mình bị vướng mắc về tâm lý, không dám đi khám và để mặc tình trạng bệnh, hoặc tự tìm đến các giải pháp thay thế khác như vận dụng kiến thức bản thân, tìm kiếm thông tin trên mạng, xin lời khuyên từ gia đình, bạn bè thân để tự điều trị.
Nhiều người cho biết rất quan tâm đến thuốc chữa bệnh trĩ giúp điều trị dứt điểm các triệu chứng trong thời gian ngắn. Hiện có một số loại thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng, giúp cầm máu trong 3 ngày đầu và giảm triệu chứng đau rát, sưng phù, ngứa. Tìm hiểu tại đây.
Tư Linh