Thông tin được Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo cộng đồng.
Triệu chứng bệnh dại
- Đau hoặc ngứa ở vết cắn (trên 80% trường hợp).
- Sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2-4 ngày.
- Sợ nước (chứng sợ nước).
- Không chịu được tiếng ồn, ánh sáng hoặc không khí.
- Sợ hãi khi thấy cái chết sắp xảy ra.
- Tức giận, bứt rứt và trầm cảm.
- Tăng động.
- Ở giai đoạn sau, chỉ thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng
- Thời gian bị bệnh thường 2-3 ngày, có thể kéo dài 5-6 ngày hoặc hơn khi được chăm sóc tích cực.
Điều trị
Không có phương pháp điều trị đặc biệt nào một khi đã phát bệnh dại. Bác sĩ hầu như không thể làm được gì ngoài việc giữ cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và lo lắng bồn chồn.
Người chăm sóc bệnh nhân cần sử dụng thiết bị phòng hộ cá nhân để tránh xa vết cắn hoặc nước bọt nhiễm bệnh từ màng nhầy và vết thương.
Giữ bệnh nhân trong một căn phòng yên tĩnh với ánh sáng dịu và tránh các tác nhân kích thích như tiếng ồn lớn, không khí lạnh, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ co thắt và co giật.
Uống thuốc an thần diazepam 10 mg 4-6 giờ một lần, bổ sung l chlorpromazine 50-100 mg, hoặc tiêm morphine vào tĩnh mạch nếu cần thiết. Thuốc giúp kiểm soát được các cơn co thắt cơ và hiện tượng dễ bị kích thích.
Bệnh nhân phải truyền dịch tĩnh mạch vì thường không ăn được qua đường miệng.
100% tử vong
Bệnh dại do virus dại cổ điển, gần như gây tử vong 100% trên người. Hiện nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Phòng chống
- Tiêm phòng dại cho chó, mèo đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo cán bộ thú y.
- Giữ giấy chứng nhận tiêm phòng chó và xuất trình trong thời gian tiêm phòng hàng năm.
- Không bán hoặc tiêu thụ sữa hoặc thịt từ bò hoặc trâu bị dại hoặc nghi ngờ dại.
- Tiêm phòng dại ngay nếu bị chó, mèo, chuột cào cắn.
Mỹ Ý