Bác sĩ Paul D’Alfonso cho biết đau đầu là triệu chứng phổ biến nhất, hầu như mọi người đều trải qua cảm giác này nhiều lần trong cuộc đời. Những cơn đau đầu thoáng qua thường không nguy hiểm, còn nhức đầu do stress chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn là hết. Tuy nhiên cần cảnh giác khi cơn đau kéo dài thường xuyên và tăng dần, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm như:
Bệnh lý rễ tủy cổ
Bệnh xảy ra khi có những tổn thương của rễ thần kinh gần các đốt sống cổ. Tình trạng này gây đau vùng cổ, vai và cánh tay kèm theo rối loạn cảm giác và vận động ở vùng bị chi phối bởi rễ thần kinh đó. Nguyên nhân gây bệnh lý rễ tủy cổ có thể do chứng thoát vị đĩa đệm cổ, hẹp đốt sống cổ hoặc thoái hóa đốt sống cổ.
Đau đầu do bệnh cột sống
Theo nghiên cứu tại Việt Nam, cứ 10 người trưởng thành có 8 người phải chịu đựng các cơn đau nhức đầu. Chứng đau đầu có thể do thức ăn, tiếng ồn, ánh sáng, mất ngủ, thay đổi lượng đường trong máu hoặc các bệnh lý khác. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu thường xuyên là tình trạng căng cơ cổ, chèn ép dây thần kinh và mạch máu não. Tư thế xấu cũng dẫn đến các áp lực ở vùng cổ và da đầu làm cho máu không thể tuần hoàn lên não, gây đau đầu, đau sau mắt và chóng mặt. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm thị giác và các chức năng khác.
Chứng đau nửa đầu
Báo cáo trong Hội nghị Khoa học Tai Mũi Họng toàn quốc năm 2017 diễn ra tại Ninh Bình ngày 8/1, bác sĩ Paul D’Alfonso đã trình bày kết quả nghiên cứu về chứng đau nửa đầu thực hiện trên 50 bệnh nhân từ 10 đến 70 tuổi ở Việt Nam. Bệnh nhân đều bị đau nửa đầu mạn tính, thời gian đau trung bình 18,1 năm. Triệu chứng đau nửa đầu của các bệnh nhân bao gồm đau nhói, buồn nôn, ói, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, chuyển động đầu - cổ nặng nề.
Nghiên cứu được đánh giá thông qua các tiêu chí chính là tần suất cơn đau, thời gian đau, cường độ đau và mất bao lâu để quay lại trở lại công việc bình thường. Được điều trị với phương pháp nắn chỉnh cột sống bằng tay với biên độ ngắn, tốc lực cao, kết quả theo dõi cho thấy tần suất các cơn đau nửa đầu của bệnh nhân thuyên giảm đáng kể. 22% người bệnh cho biết giảm 90% triệu chứng đau sau 2 tháng điều trị. 50% cải thiện tốt về hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống.
Bác sĩ Paul giải thích cơ chế nắn chỉnh cột sống cổ là tác động lực vừa đủ nhằm giải tỏa các áp lực đè nén vào các dây thần kinh ở vùng cổ. Nhờ đó giúp máu lưu thông lên não tốt hơn và triệt tiêu cơn đau. Một liệu trình bao gồm các bước nắn chỉnh bằng tay, massage sâu ở vùng dưới cột sống cổ và trên cột sống ngực. Trong số 50 bệnh nhân bị đau nửa đầu tham gia nghiên cứu trên, 36% cho biết đã giảm sử dụng thuốc giảm đau, 69% giảm thời lượng đau nhức và 36% giảm cường độ đau đầu sau khi được bác sĩ nắn chỉnh cổ.
Những bệnh nhân mắc bệnh lý rễ tủy cổ do thoát vị đĩa đệm cổ cần được nắn chỉnh với một lực dứt khoát, tốc độ cao, biên độ thấp, giúp đốt sống ở vùng này chuyển động tốt hơn và giải toả áp lực lên dây thần kinh. Nghiên cứu trên 50 bệnh nhân từ 18 đến 65 tuổi ghi nhận sau 3 tháng nắn chỉnh, 85,7% bệnh nhân cho biết tình trạng của họ cải thiện rõ rệt và không gặp biến cố bất lợi nào.
Theo bác sĩ Paul, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống còn có tác dụng chữa đau cho toàn bộ cơ thể mà không dùng thuốc hay phẫu thuật. Đặc biệt phù hợp cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, đau thần kinh tọa, tê nhức chân tay... Phương pháp này được phát triển bởi một số bác sĩ người Mỹ từ năm 1895, đến nay đã phổ biến ở nhiều quốc gia song còn khá mới mẻ tại Việt Nam.