Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng cho thấy, tình trạng thiếu vi chất vẫn còn phổ biến ở trẻ em Việt Nam, thể hiện ở tỷ lệ thiếu máu, thiếu vitamin A tiền lâm sàng (retinol huyết thanh thấp), thiếu kẽm… còn ở mức cao. Số trẻ em đến khám vì lý do biếng ăn cũng ở mức rất cao (tỷ lệ 45,9% - 57,7%). Biếng ăn ở trẻ là một hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, biểu hiện, nguyên nhân và mức độ biếng ăn ở mỗi bé khác nhau.
Công việc bận rộn, không ít cặp vợ chồng trẻ hằn học nhau vì chuyện cho con ăn gì, ăn như thế nào để bé chịu ăn và phát triển tốt. Nhiều mẹ chồng nàng dâu cũng xích mích nhau chỉ vì chuyện trẻ biếng ăn và chậm phất triển.
Ngoài lý do bệnh lý thông thường, nguyên nhân căn bản dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ là hệ tiêu hóa đang phát triển. Cơ quan này sẽ dần hoàn thiện theo thời gian nên cha mẹ cần có phương pháp dinh dưỡng hợp lý, đúng thời điểm để phù hợp với chức năng hiện có của đường tiêu hóa.
Chị Hương một nhân viên văn phòng tâm sự: từ khi bé Bi ra đời, ông xã và bố mẹ chồng rất quan tâm, gia đình luôn vui vẻ với tiếng nô nức của cậu con trai kháu khỉnh. Đến khi Bi hơn 3 tuổi thì không khí gia đình luôn trong tình trạng căng thẳng vì việc cho Bi ăn. Gia đình hiếm muộn nên ông bà nội rất cưng chiều cháu, càng yêu cháu bao nhiêu thì mẹ chồng chị lại càng tức giận và trút lên đầu chị những câu nói gai góc, cạnh khóe bấy nhiêu mà nguyên nhân chính là Bi rất lười ăn. Bữa ăn nào, cu cậu cũng khóc lóc, vì thế mẹ chồng cho là chị không biết cách chiều con. Tai hại hơn, Bi sợ ăn như đến mức mỗi khi đến bữa, chuẩn bị ăn là cu cậu lại rơm rớm nước mắt.
Cứ như thế, bữa ăn nào cũng như một trận chiến, chị Hương phải gồng mình ép con ăn cho hết khẩu phần và kết thúc bữa ăn thì cậu bé đỏ hết mắt, hoặc có những hôm, chị phải để Bi vừa chơi vừa ăn, nhưng bữa ăn kéo dài đến cả tiếng đồng hồ. Mặc dù chị luôn lên thực đơn cho cả tuần, thực đơn cũng rất phong phú về dinh dưỡng nhưng vẫn không thể cải thiện tình trạng biếng ăn của Bi.
Mẹ chồng chị là người khá kỹ tính, bảo thủ và không bao giờ cho chị tự ý mua cho Bi ăn uống những đồ linh tinh. Đã có vài lần chị ngỏ ý cho Bi uống thử mấy loại cốm cho trẻ biếng ăn, nhưng bà cương quyết không đồng ý. Bà dẫn chứng nhiều trẻ nhỏ cùng ngõ uống mà không cải thiện được gì. "Quan trọng là thực đơn đầy đủ các chất, uống mấy thứ thuốc không tốt", bà nói.
Hai vợ chồng chị cũng vì chuyện này mà cũng mặt nặng mày nhẹ với nhau vì không đồng quan điểm. Nhiều lúc công việc căng thẳng và chuyện chăm con khiến chị stress nặng. Nhưng bản năng làm mẹ lại thôi thúc chị bằng mọi cách phải thuyết phục mẹ chồng để thử cho con uống xem sao.
Trong một lần hai mẹ con cùng nấu bữa cơm chiềum chị rủ rỉ: "Trẻ thiếu kẽm nên dễ biếng ăn, mà kẽm rất khó hấp thụ từ thực phẩm, nếu bổ sung kẽm từ các loại cốm thì rất tốt cho hệ tiêu hóa và kích thích trẻ ăn ngon miệng. Chắc Bi nhà mình cũng thiếu kẽm me ạ! Chị bạn cùng công ty con cũng cho bé nhà chị ấy uống loại cốm UpKid, chỉ sau một tuần, bé nhà chị ấy ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn hẳn. Loại cốm này bổ sung kẽm và selen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cảm nhận mùi vị, kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng, giúp trẻ hết biến ăn, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra còn phòng chống bệnh tiêu chảy, chống viêm họng, viêm mũi ở trẻ nhỏ, giải độc kim loại nặng". Nghe con dâu giải thích có lý, mẹ chồng chị đồng ý cho bé Bi uống thử.
Chỉ sau 2 tuần, Bi đã ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn. Từ đó Bi khỏe mạnh và phát triển bình thường. Thấy vậy cả nhà đều rất mừng, mẹ chồng chị đã không còn tỏ thái độ khó chịu như trước nữa. Gia đình chị quyết định cho Bi uống UpKid thường xuyên như là một loại thức ăn không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày của Bi.
Với nhiều bé, việc ăn uống đôi khi là việc "quá sức". Bé ăn không ngon miệng và ít có cảm giác đói nên tạo ra phản xạ lười nhai, lười nuốt. Một phần do cách chế biến thức ăn không hợp lý của mẹ, nhưng nguyên nhân lớn là do cơ địa và các chất dinh dưỡng của bé mất cân đối, nghiêm trọng hơn bé có thể bị rối loạn tiêu hóa. Để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, cha mẹ nên đầu tư nhiều vào bữa ăn cho con: thay đổi món, đa dạng thức ăn, màu sắc... kết hợp với việc bổ sung cho con những dinh dưỡng khó hấp thụ từ thực phẩm. Điều đó sẽ kích thích bé ăn ngon miệng và có động lực trong quá trình ăn uống.
Công ty Cổ phần Biolife đã nghiên cứu thành công công nghệ Bioenrich giúp làm giàu kẽm và selen tự nhiên trong hạt đậu xanh nảy mầm. Kẽm và selen trong cốm bổ dưỡng UpKid là một giải pháp bổ sung vi chất tự nhiên còn thiếu cho các bé suy dinh dưỡng, bé hay ốm vặt. Cốm bổ dưỡng UpKid được phân phối tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Điện thoại liên hệ: 04.33544818. Thông tin chi tiết, xem thêm tại website: www.biolife.vn. |
Ngọc Bích