Sau bài viết Tầng lớp trung lưu, độc giả Hà Lynh cho rằng: Nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ chứng tỏ rằng mọi người dân đang dần chấp nhận các yếu-tố-hệ-quả cũng như yếu-tố-hệ-luỵ cần thiết cho sự phát triển đó: sự bất bình đẳng về kết quả, sự phân chia tầng lớp kinh tế đi kèm và sự bất bình đẳng cơ hội.
Việc nhìn nhận những yếu tố này là cơ hội hay là nguy cơ tuỳ thuộc quan điểm hiện đại hay truyền thống của mỗi người. Tôi cổ vũ nhân tố con người hiện đại chấp nhận phát triển yếu tố tư duy cá nhân để phát triển xã hội trong sự bất bình đẳng cơ hội.
Độc giả Thánh Tuệ đưa thêm chia sẻ:
Vẫn còn rất nhiều người không phân biệt nổi sự khác nhau giữa công bằng và cào bằng. Nhiều người nghĩ công bằng phải là cào bằng: người chăm chỉ, thông minh, hơn người cũng phải như người say sưa nhậu nhẹt tối ngày. Người làm ra tiền phải nuôi cái người suốt ngày ăn nhậu dù chẳng quen biết nhau, chẳng biết mặt, chẳng gọi tên nhau lấy một lần.
Công bằng là mọi người tự tìm thấy vị trí của mình trong xã hội, trong nền kinh tế tương xứng với tài năng, thành quả lao động của mình. Lúc đó sẽ có người ở trên cao, có kẻ ở dưới thấp do tài năng, và năng lực, thành quả lao động khác nhau.
Chứ công bằng không phải là cào bằng, không phải những kẻ chẳng quen biết nhau lại phải chịu trách nhiệm cho sự nghèo hèn, thất học của ai đó ở một nơi xa xôi nào đó.
Hãy tôn trọng quy luật kinh tế sự cân bằng giữa con mồi và kẻ đi săn, hãy tôn trọng quy tắc thiết lập của hệ sinh thái xã hội loài người.
Nhà bác tôi trước đây sở hữu 2.000m2 đất (thực ra là đất của bà nội tôi, đất của bác tôi đã bán cho người ta để lấy tiền ăn). Và hầu hết những nhà nghèo, trình độ thấp sau khi đến nhà bác tôi, câu họ hay nói nhất là "đất rộng như vậy bán đi mà ăn".
Trong khi đó, các gia đình giàu có, con của bác gái (bác lớn hơn) tôi ở Nam Định, Hà Nội về chơi luôn nhắc là "phải giữ lấy đất làm sinh kế cho con cháu về sau". Nhưng cuối cùng bác tôi lại bán đi 600m2 với lý do là xây nhà thờ ông bà (thực ra là nhà cho bác tôi ở vì bác tôi thờ ông bà), dù đó là đất cả bà nội trước khi chết đã di chúc phần đó cho tôi (nhân lúc tôi đi học đại học).
Giờ tôi coi như mất một nửa phần đất (trước bà tôi di chúc cho tôi 12,5m ngang, giờ chỉ còn 7m ngang (nhưng hiện tại vẫn đang đứng tên trong sổ đỏ của con ruột bác tôi). Dù tôi nhắc đến chuyện chia đất nhưng bác tôi vẫn bảo là phải để phần anh họ (con thứ 2 của bác ấy), còn phần tôi thì bác tôi nhấn mạnh là "ít thôi". Tôi đang thắc mắc là "ít thôi" của bác tôi là bao nhiêu.
Từ đó tôi nhận ra rằng sự khác biệt trong của người giàu và người nghèo là ở "cái đầu". Với trình độ của người nghèo việc họ làm chỉ là "bán để ăn, để xây nhà...". Người giàu họ nghĩ xa hơn nhiều. Đương nhiên với một xã hội có pháp luật chúng ta sẽ có cách ngăn chặn cách hình thức trục lợi như đầu cơ.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.