Ruộng nước chiếm vị trí hàng đầu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Tày. Ở những địa phương không đủ ruộng nước để canh tác, người Tày trồng lúa khô trên nương rẫy.
Người Tày nổi tiếng làm thủy lợi giỏi. Từ rất lâu đời, họ đã biết áp dụng nhiều biện pháp "dẫn thủy nhập điền", đưa nước về tưới cho ruộng lúa như đào đắp mương, bắc đường ống nước hoặc máng dẫn nước, đắp đập, làm guồng nước tự động.Họ có tập quán đập lúa ở ngoài đồng trên những máng gỗ, được gọi là loỏng rồi mới dùng dậu gánh thóc về nhà.

Bánh chưng dài mang đặc trưng hương vị ngày tết của người Tày ở vùng cao Bắc Kạn. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bắc Kạn
Ngoài lúa nước, người Tày còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả. Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhưng cách nuôi thả rông cho đến nay vẫn còn khá phổ biến. Các nghề thủ công gia đình được chú ý, nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo.
Nguồn lương thực của người Tày khá phong phú, chủ yếu là từ các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi. Trước đây, người Tày ăn xôi nếp là chính, cơm tẻ được ăn ít hơn, khoai, sắn, đậu, bí... thường được dùng để nấu độn với gạo hoặc dùng để chăn nuôi gia súc.
Câu 5: Nhạc cụ dưới đây có mặt trong hầu hết hoạt động văn hóa, văn nghệ của người Tày?
