Theo Dư địa chí Thái Nguyên, người Tày thích sống thành bản làng đông đúc, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà. Ngôi nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn có bộ sườn làm theo kiểu vì kèo 4-7 hàng cột. Nhà có hai hoặc bốn mái lợp ngói, tranh hay lá cọ. Ở xung quanh, nhà được thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa.
Còn theo tài liệu Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục, 1997), trước đây, do còn nhiều rừng nên người Tày dựng nhà bằng các loại nguyên vật liệu được lấy từ rừng như tre, gỗ, lá cọ. Loại hình nhà sàn cột chôn là loại hình phổ biến.
Sau năm 1960, khi thành lập hợp tác xã nông nghiệp, người dân mới có điều kiện làm loại nhà sàn cột kê trên đá tảng. Phần sàn dùng cho người ở, phần gác để sấy khô, cất giữ một số lương thực, thực phẩm và gầm sàn dùng để nhốt gia súc, gia cầm, chất củi, để nông cụ, cối giã và đan lát.
Người Tày không tính quy mô ngôi nhà bằng số gian mà tính bằng cột chính, chẳng hạn loại nhà 8 cột, 10 cột, 12 cột. Mặt bằng nhà có dạng hình chữ nhật hay dạng gần hình vuông, trong đó dạng gần hình vuông là phổ biến.

Nhà sàn của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Thái Nguyên
Câu 4: Hoạt động sản xuất nông nghiệp nào chiếm vị trí quan trọng hàng đầu của người Tày?