Sau bài viết Ai cho người có hình xăm lương thiện?- nỗi trăn trở của tác giả Nguyễn Đức Toan, nhiều độc giả có ý kiến:
Một khi đã xăm thì mặc kệ người ta nói
Không phải ai có hình xăm đều là thành phần bất hảo, nhưng những thành phần bất hảo thường có hình xăm. Ngày xưa con người đã biết dùng các hình xăm hoặc vẽ lên mặt để thể hiện uy lực, ngụy trang trong các cuộc chiến tranh.
Do đó nỗi sợ của người dân với những hình xăm, vẽ, trổ, chạm,... trên người chẳng có gì là lạ cả. Không phải tất cả những người tội phạm đều có hình xăm nhưng đa phần tội phạm đều có hình xăm do đó khi mà không phân biệt được đâu là người tốt, kẻ gian thì chẳng ai mà dại mà xúm vào một người có hình xăm vì xác xuất người đó là "kẻ bất hảo" rất cao.
Đa số người dân bình thường họ không có nhu cầu thưởng thức cái đẹp của việc xăm mình, hay chẳng biết gì về các hình xăm, mực xăm nên bạn đừng có nói là bạn đã, đang đóng góp cho nghệ thuật làm thay đổi cuộc đời của họ.
Công việc xăm trổ chỉ có lợi cho những người thích xăm, đã xăm và muốn xăm do đó họ mới là đối tượng bạn nên hướng tới chứ không phải là những người kỳ thị với hình xăm.
Mà khi những người không nằm trong danh sách khác hàng, hay khác hàng tương lai của bạn, đối tác làm ăn của bạn có quan niệm gì về những người mang hình xăm thì kệ họ đi, bạn không phải quan tâm đâu.
Nhiều người kỳ thị người xăm trổ để muốn an toàn hơn
Con người có bản năng nhìn vào điểm tiêu cực rõ hơn là nhìn vào điểm tích cực. Về mặt xác suất thống kê cho thấy, tỷ lệ giang hồ đại ca có xăm trổ là rất cao, trong khi đó tỷ lệ người xăm trổ là giang hồ thì ít hơn nhiều.
Trường hợp này về mặt tâm lý con người sẽ nhận định xăm trổ là giang hồ để giảm thiểu tối đa trường hợp False Negative (nghĩa là có phải giang hồ nhưng được cho là không phải).
Bất chấp sự quy chụp đó sẽ làm tăng các trường hợp False Positive (nghĩa là không phải giang hồ nhưng được cho là giang hồ).
Nguyên nhân vì họ muốn sự an toàn của họ hơn là làm vui lòng ai đó. Không phải chuyện ai đúng ai sai mà xã hội con người là như vậy.
Dám xăm thì dám chịu
Sống là phải có nguyên tắc, nếu bạn là một người có nguyên tắc thì tôi xin góp 2 ý kiến này:
1 - Khi bạn chấp nhận làm một việc khác người, bạn sẽ bị xã hội xung quanh soi mói, dòm ngó, chê bai... nếu bạn không chấp nhận được bạn đừng làm việc đó.
2 - Xã hội xung quanh bạn, không ai cho bạn đồng cắc nào, chả ai nuôi nấng bạn ngày nào nên bạn cũng chả cần phải quan tâm làm họ hài lòng, hay sợ họ đánh giá, nhận xét chê bai.
Bạn là người xấu, người tốt thì chỉ có người chơi với bạn mới hiểu, họ hiểu bạn là được, không cần thiên hạ phải hiểu.
Tôi là người có nguyên tắc và chỉ thích làm theo ý mình và tôi thường để mọi người thấy nhiều điểm xấu của tôi, thấy tôi là một người xấu và tất nhiên họ luôn soi xét, dòm ngó, đánh giá tôi này nọ từ hồi bé tẹo đến bây giờ.
Nhưng tôi không quan tâm và tôi vẫn giữ vững lập trường, ai có ý định đến dạy dỗ đời tôi, tôi sẽ cho họ câu trả lời số hai và tất nhiên khi tôi phô toàn cái xấu ra, tôi cũng vẫn có bạn thân vì họ biết tôi là người không xấu (tốt không dám nhận).
Và những người chê bai, soi mói tôi, nói tôi này nọ thật sự đa số họ về tư cách và lối sống chưa chắc đã tốt được 40% như tôi, vì tôi nghĩ người tốt thường chẳng ai soi mói, xem xét và đánh giá a dua một người, một vấn đề cả.
Họ nhìn thấy và tự cảm nhận theo thời gian. Dám làm thì dám chịu, đừng đợi cơ hội và xin xỏ từ thiên hạ vì chúng ta không giống nhau.
Khánh Minh
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.