Khi nói đến lực cản của môi trường, chúng ta thường xét đến lực cản của không khí và lực cản của nước. Đối với các môn thể thao, đặc biệt là môn thể thao cần tốc độ như chạy, nhảy, bơi, lặn..., lực cản của môi trường thường có hại, làm giảm thành tích của vận động viên.
Đối với môn chạy, nhảy cao, đua xe, lực cản của không khí là hoàn toàn có hại. Tốc độ càng cao thì lực cản càng lớn nên ảnh hưởng lớn đến thành tích, giới hạn thành tích (kỷ lục của môn thể thao). Xe đua có tốc độ rất lớn nên phải có hình dáng kiểu "khí động học" để giảm lực cản của không khí.
Với môn bơi và lặn, lực cản của nước vừa có lợi vừa có hại. Khi đạp chân, đẩy tay về phía sau (bàn chân và bàn tay vuông góc với mặt nước), lực cản của nước đáng kể sinh ra phản lực đẩy người về phía trước, lúc này lực cản là có lợi. Khi chuyển động theo quán tính: chân, tay, thân người thu gọn và song song với mặt nước theo hình dạng khí động học để làm giảm lực cản của nước, lực cản lúc này là có hại.
Đối với môn nhảy dù, lực cản không khí là hoàn toàn có lợi vì trước khi bung dù, vận động viên như rơi tự do do lực cản của không khí lên người là không đáng kể so với trọng lực tác dụng của người. Khi bung dù, do diện tích của dù rất lớn và vận tốc rơi của vận động viên khá cao nên lực cản của không khí lớn hơn trọng lực. Khi đó, người và dù chuyển động chậm dần cho tới khi lực cản của không khí cân bằng với trọng lực. Lúc này, người và dù chuyển động đều với tốc độ vừa phải để đảm bảo an toàn khi tiếp đất.
Câu 2: Chuyển động của giọt nước mưa khi rơi xuống gần mặt đất là chuyển động: