Hơn 100 năm qua, nhiều phụ nữ Hàn Quốc kiếm sống bằng cách lặn xuống biển bắt hàu, hải sâm, bào ngư, nhím biển và mực. Họ được gọi là "haenyo" (những người phụ nữ của biển). Dưới đây là bộ ảnh có tên "Mẹ của biển" do nhiếp ảnh gia Mijoo Kim thực hiện.
Hơn 100 năm qua, nhiều phụ nữ Hàn Quốc kiếm sống bằng cách lặn xuống biển bắt hàu, hải sâm, bào ngư, nhím biển và mực. Họ được gọi là "haenyo" (những người phụ nữ của biển). Dưới đây là bộ ảnh có tên "Mẹ của biển" do nhiếp ảnh gia Mijoo Kim thực hiện.
Kim lớn lên ở vùng biển Busan, phía nam Hàn Quốc. "Tôi có quãng thời gian sống gần gũi với các haenyo khi bắt đầu dự án nhiếp ảnh riêng, tuy nhiên tôi không thực sự trải qua những gì họ làm", nhiếp ảnh gia chia sẻ.
Kim lớn lên ở vùng biển Busan, phía nam Hàn Quốc. "Tôi có quãng thời gian sống gần gũi với các haenyo khi bắt đầu dự án nhiếp ảnh riêng, tuy nhiên tôi không thực sự trải qua những gì họ làm", nhiếp ảnh gia chia sẻ.
Khi Kim ngỏ lời chụp ảnh những người phụ nữ này, họ từ chối.
Sau đó để tạo thiện cảm, Kim giúp họ bóc những con nhím biển và vận chuyển từ các điểm lặn. Đến khi có được sự tin tưởng của họ, cô mới được phép chụp ảnh.
Sau đó để tạo thiện cảm, Kim giúp họ bóc những con nhím biển và vận chuyển từ các điểm lặn. Đến khi có được sự tin tưởng của họ, cô mới được phép chụp ảnh.
Kim chia sẻ: "Tôi biết luôn có khoảng cách giữa một nhiếp ảnh gia và những chủ thể trong bức ảnh, và điều đó thể hiện mức độ của sự thân thiết".
Kim chia sẻ: "Tôi biết luôn có khoảng cách giữa một nhiếp ảnh gia và những chủ thể trong bức ảnh, và điều đó thể hiện mức độ của sự thân thiết".
Những bức ảnh của Kim không thừa chi tiết, luôn bắt được khoảnh khắc của sự mệt nhọc, sức dẻo dai và cả vẻ đẹp của các haenyo.
Những bức ảnh của Kim không thừa chi tiết, luôn bắt được khoảnh khắc của sự mệt nhọc, sức dẻo dai và cả vẻ đẹp của các haenyo.
Trong khi việc lặn sâu là khả năng hiển nhiên của các "nàng tiên cá" thì công việc thực sự của họ lại rất khó khăn. Điều đó lý giải sự giảm dần số lượng haenyo.
Trong khi việc lặn sâu là khả năng hiển nhiên của các "nàng tiên cá" thì công việc thực sự của họ lại rất khó khăn. Điều đó lý giải sự giảm dần số lượng haenyo.
Người Hàn Quốc thường nói: "Các Haenyo làm công việc của người chết trên đất của người sống".
Họ có thể nín thở khoảng 2 phút và lặn sâu hơn 19 m mà không cần thiết bị hỗ trợ.
"Tôi hy vọng mình có thể chia sẻ không chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ mà còn cả sự dũng cảm, bền bỉ của họ khi đối mặt với khó khăn", nhiếp ảnh gia Mijoo Kim nói.
"Tôi hy vọng mình có thể chia sẻ không chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ mà còn cả sự dũng cảm, bền bỉ của họ khi đối mặt với khó khăn", nhiếp ảnh gia Mijoo Kim nói.
Năm 1960 có khoảng 20.000 người làm nghề haenyo nhưng hiện nay con số chỉ còn 2.500. Kim cho rằng nguyên nhân là "công nghiệp hóa, ô nhiễm và những hiểm họa thiên nhiên ảnh hưởng tới công việc".
Năm 1960 có khoảng 20.000 người làm nghề haenyo nhưng hiện nay con số chỉ còn 2.500. Kim cho rằng nguyên nhân là "công nghiệp hóa, ô nhiễm và những hiểm họa thiên nhiên ảnh hưởng tới công việc".
Chính phủ Hàn Quốc ước tính trong vòng 20 năm tới sẽ không còn các haenyo nếu không có người mới tiếp nối nghề.
Chính phủ Hàn Quốc ước tính trong vòng 20 năm tới sẽ không còn các haenyo nếu không có người mới tiếp nối nghề.
Haenyo luôn hy vọng truyền thống của họ được gìn giữ. "Tôi tin rằng những người phụ nữ này đang duy trì một di sản văn hóa quan trọng của Hàn Quốc. Và tôi mong các haenyo này không phải là những người cuối cùng", Kim nói.
Haenyo luôn hy vọng truyền thống của họ được gìn giữ. "Tôi tin rằng những người phụ nữ này đang duy trì một di sản văn hóa quan trọng của Hàn Quốc. Và tôi mong các haenyo này không phải là những người cuối cùng", Kim nói.
Các Haenyo lặn bắt hải sản ở đảo Jeju, Hàn Quốc.
Hương Chi (theo Insider)