Euan McKirdy là một trong số 40 phóng viên trong và ngoài nước được theo tàu cảnh sát biển 8003 đi ra vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. CSB8003 là một trong những tàu lớn và tốt nhất của lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam.
Giàn khoan Hải Dương 981 hiện ra ở phía chân trời, cách tàu 8003 mà McKirdy đang đứng khoảng 10 hải lý. Chỉ vài giờ trước khi anh đến đây, một tàu cá Việt Nam bị tàu vỏ sắt của Trung Quốc hung hăng đâm chìm. 10 thuyền viên may mắn sống sót.
Euan McKirdy là một trong số 40 phóng viên trong và ngoài nước được theo tàu cảnh sát biển 8003 đi ra vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. CSB8003 là một trong những tàu lớn và tốt nhất của lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam.
Giàn khoan Hải Dương 981 hiện ra ở phía chân trời, cách tàu 8003 mà McKirdy đang đứng khoảng 10 hải lý. Chỉ vài giờ trước khi anh đến đây, một tàu cá Việt Nam bị tàu vỏ sắt của Trung Quốc hung hăng đâm chìm. 10 thuyền viên may mắn sống sót.
Trong thời gian tác nghiệp trên tàu Việt Nam, McKirdy và các phóng viên có nhiều dịp chứng kiến các tàu Trung Quốc rình rập họ. Trong hình, một tàu hải cảnh Trung Quốc bám theo tàu 8003.
Trong thời gian tác nghiệp trên tàu Việt Nam, McKirdy và các phóng viên có nhiều dịp chứng kiến các tàu Trung Quốc rình rập họ. Trong hình, một tàu hải cảnh Trung Quốc bám theo tàu 8003.
Khi các tàu Trung Quốc ở một khoảng cách đủ gần, các phóng viên có thể nhìn thấy những khẩu pháo nằm trên boong tàu đã được mở bạt che. "Trong mọi trường hợp, việc nhìn thấy các vũ khí lộ ra ở cách chỉ vài chục mét là rất đáng lo ngại", McKirdy cho biết.
Khi các tàu Trung Quốc ở một khoảng cách đủ gần, các phóng viên có thể nhìn thấy những khẩu pháo nằm trên boong tàu đã được mở bạt che. "Trong mọi trường hợp, việc nhìn thấy các vũ khí lộ ra ở cách chỉ vài chục mét là rất đáng lo ngại", McKirdy cho biết.
Có một buổi sáng sớm, các phóng viên được chứng kiến cảnh một tàu hải cảnh Trung Quốc phun vào rồng vào tàu kiểm ngư Việt Nam. Từ khoảng cách xa, họ nhìn thấy vòi nước uốn cong trong ánh nắng. Lực nước này rất mạnh, có thể làm vỡ cửa sổ, máy móc, chập điện và thậm chí gây cháy.
Có một buổi sáng sớm, các phóng viên được chứng kiến cảnh một tàu hải cảnh Trung Quốc phun vào rồng vào tàu kiểm ngư Việt Nam. Từ khoảng cách xa, họ nhìn thấy vòi nước uốn cong trong ánh nắng. Lực nước này rất mạnh, có thể làm vỡ cửa sổ, máy móc, chập điện và thậm chí gây cháy.
Kể từ khi đơn phương triển khai giàn khoan 981 trong vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, Bắc Kinh đã điều nhiều tàu và máy bay hộ tống đến khu vực này, dẫn đến không ít vụ đối đầu với lực lượng chấp pháp Việt Nam.
Phóng viên Mỹ cũng từng nhìn thấy một máy bay trinh sát Trung Quốc lượn qua lượn lại trên tàu 8003, có lúc hạ xuống đủ thấp để những người trên boong nhìn thấy rõ những ký hiệu trên nó bằng mắt thường.
Kể từ khi đơn phương triển khai giàn khoan 981 trong vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, Bắc Kinh đã điều nhiều tàu và máy bay hộ tống đến khu vực này, dẫn đến không ít vụ đối đầu với lực lượng chấp pháp Việt Nam.
Phóng viên Mỹ cũng từng nhìn thấy một máy bay trinh sát Trung Quốc lượn qua lượn lại trên tàu 8003, có lúc hạ xuống đủ thấp để những người trên boong nhìn thấy rõ những ký hiệu trên nó bằng mắt thường.
Thuyền trưởng Nguyễn Văn Hưng của tàu 8003 cho hay không có liên lạc nào giữa tàu Việt Nam với tàu Trung Quốc, không có kênh vô tuyến mở, không có cách nào để ngăn chặn những vụ việc làm leo thang tình hình.
Thuyền trưởng Nguyễn Văn Hưng của tàu 8003 cho hay không có liên lạc nào giữa tàu Việt Nam với tàu Trung Quốc, không có kênh vô tuyến mở, không có cách nào để ngăn chặn những vụ việc làm leo thang tình hình.
Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định rằng Trung Quốc đang vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và các tàu của Bắc Kinh đang hoạt động trái phép trong vùng biển thuộc thềm lụa địa của Việt Nam. Trong ảnh là Thượng úy Bùi Văn Sơn làm việc trên tàu 8003.
Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định rằng Trung Quốc đang vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và các tàu của Bắc Kinh đang hoạt động trái phép trong vùng biển thuộc thềm lụa địa của Việt Nam. Trong ảnh là Thượng úy Bùi Văn Sơn làm việc trên tàu 8003.
Các cảnh sát biển cũng cho biết đường lối và chủ trương của phía Việt Nam trong vùng biển này là nhất quán, không thay đổi. Việt Nam khẳng định kiên trì giải quyết căng thẳng một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong hình, một chiến sĩ Cảnh sát Biển và một phóng viên Việt Nam thể hiện tình yêu Tổ quốc.
Các cảnh sát biển cũng cho biết đường lối và chủ trương của phía Việt Nam trong vùng biển này là nhất quán, không thay đổi. Việt Nam khẳng định kiên trì giải quyết căng thẳng một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong hình, một chiến sĩ Cảnh sát Biển và một phóng viên Việt Nam thể hiện tình yêu Tổ quốc.
Ngoài khoảng thời gian làm nhiệm vụ, các Cảnh sát Biển cũng thư giãn bằng một số hoạt động giải trí trên tàu, dù điều kiện ở đây là rất hạn chế.
Ngoài khoảng thời gian làm nhiệm vụ, các Cảnh sát Biển cũng thư giãn bằng một số hoạt động giải trí trên tàu, dù điều kiện ở đây là rất hạn chế.
Các tàu tiếp tế vẫn hỗ trợ thực phẩm và các đồ dùng thiết yếu cho lực lượng Cảnh sát Biển đang làm việc ở Hoàng Sa, trong đó có cả thực phẩm tươi sống như gà.
Các tàu tiếp tế vẫn hỗ trợ thực phẩm và các đồ dùng thiết yếu cho lực lượng Cảnh sát Biển đang làm việc ở Hoàng Sa, trong đó có cả thực phẩm tươi sống như gà.
Mỗi lần tuần tra của tàu Cảnh sát Biển trên vùng biển này kéo dài một tuần.
Ánh hoàng hôn buông trên vùng biển Hoàng Sa, nơi các chiến sĩ Cảnh sát Biển Việt Nam đang ngày đêm đối đầu với hiểm nguy để thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Ánh hoàng hôn buông trên vùng biển Hoàng Sa, nơi các chiến sĩ Cảnh sát Biển Việt Nam đang ngày đêm đối đầu với hiểm nguy để thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Anh Ngọc (Ảnh: CNN)