Cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,7 km, vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng (khoảng 1,6 tỷ USD), được khởi công tháng 7/2014. Dự án chạy qua các vùng địa chất phức tạp, có nhiều sông ngòi, sình lầy của tỉnh Long An, TP HCM và Đồng Nai. Trong đó, 3,3 km khu rừng ngập mặn thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai thi công phức tạp nhất.
Đoạn này thuộc gói thầu A7 dài hơn 5 km, được triển khai cuối năm 2017, hiện đạt khoảng 46% tiến độ. Tại đoạn rừng qua xã Phước Thái, các trụ cầu cạn đã hoàn thành, đi xuyên qua những vạt cây đước, vẹt... xanh ngát.
Cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,7 km, vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng (khoảng 1,6 tỷ USD), được khởi công tháng 7/2014. Dự án chạy qua các vùng địa chất phức tạp, có nhiều sông ngòi, sình lầy của tỉnh Long An, TP HCM và Đồng Nai. Trong đó, 3,3 km khu rừng ngập mặn thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai thi công phức tạp nhất.
Đoạn này thuộc gói thầu A7 dài hơn 5 km, được triển khai cuối năm 2017, hiện đạt khoảng 46% tiến độ. Tại đoạn rừng qua xã Phước Thái, các trụ cầu cạn đã hoàn thành, đi xuyên qua những vạt cây đước, vẹt... xanh ngát.
Những trụ cầu được đóng sâu khoảng 5 m dưới bãi sình lầy. Ông Vũ Thanh Trà, Giám đốc ban điều hành gói thầu A7 cho biết, việc thi công qua rừng ngập mặn rất phức tạp khi nơi đây thường xuyên ngập nước do thủy triều.
Những ngày đầu thực hiện, hàng trăm công nhân cùng máy móc đào gốc cây, đổ cát làm đường, lắp hệ thống điện, xử lý nền đất yếu... để có lối đi.
"Chúng tôi mất gần một năm để vừa làm đường công vụ và thi công những hạng mục đầu của cao tốc. Cái khó là phải đảm bảo giữ được hệ sinh thái, môi trường khi làm công trình", ông Trà cho biết.
Những trụ cầu được đóng sâu khoảng 5 m dưới bãi sình lầy. Ông Vũ Thanh Trà, Giám đốc ban điều hành gói thầu A7 cho biết, việc thi công qua rừng ngập mặn rất phức tạp khi nơi đây thường xuyên ngập nước do thủy triều.
Những ngày đầu thực hiện, hàng trăm công nhân cùng máy móc đào gốc cây, đổ cát làm đường, lắp hệ thống điện, xử lý nền đất yếu... để có lối đi.
"Chúng tôi mất gần một năm để vừa làm đường công vụ và thi công những hạng mục đầu của cao tốc. Cái khó là phải đảm bảo giữ được hệ sinh thái, môi trường khi làm công trình", ông Trà cho biết.
Đoạn qua rừng ngập mặn có 77 trụ cầu cạn (một trụ bao gồm trụ trái và trụ phải; mỗi trụ dài 12 m) hầu hết được đóng dưới vùng bán ngập nước.
Đoạn qua rừng ngập mặn có 77 trụ cầu cạn (một trụ bao gồm trụ trái và trụ phải; mỗi trụ dài 12 m) hầu hết được đóng dưới vùng bán ngập nước.
Có khoảng một km đoạn qua rừng ngập mặn đã được lắp dầm.
Khi các dầm cầu hoàn thiện, mặt đường tuyến cao tốc đi qua đây sẽ rộng 24 m cho 4 làn xe chạy và hai làn dừng khẩn cấp.
Khi các dầm cầu hoàn thiện, mặt đường tuyến cao tốc đi qua đây sẽ rộng 24 m cho 4 làn xe chạy và hai làn dừng khẩn cấp.
Ở những đoạn cao tốc qua sông, rạch phải xây thêm cầu tạm bằng sắt và dùng sà lan chở máy móc, vật liệu, nhân công... để thi công. Cao điểm có 6 sà lan tải trọng từ 1.000 tấn được huy động.
Toàn gói thầu có 3 cầu bắc qua sông va đang làm. Tại đoạn qua sông Bến Ngự, hai chiếc sà lan chở cần cẩu, vật liệu để xây dựng trụ cầu. Đây là cây cầu đầu tiên dẫn vào đoạn rừng ngập mặn.
Ở những đoạn cao tốc qua sông, rạch phải xây thêm cầu tạm bằng sắt và dùng sà lan chở máy móc, vật liệu, nhân công... để thi công. Cao điểm có 6 sà lan tải trọng từ 1.000 tấn được huy động.
Toàn gói thầu có 3 cầu bắc qua sông va đang làm. Tại đoạn qua sông Bến Ngự, hai chiếc sà lan chở cần cẩu, vật liệu để xây dựng trụ cầu. Đây là cây cầu đầu tiên dẫn vào đoạn rừng ngập mặn.
Cầu lớn nhất trong gói thầu này bắc qua sông Thị Vải. Tại đây, hiện nay chỉ một phía bờ có công nhân thi công đóng trụ cầu.
Cầu lớn nhất trong gói thầu này bắc qua sông Thị Vải. Tại đây, hiện nay chỉ một phía bờ có công nhân thi công đóng trụ cầu.
Gần bờ sông Thị Vải, nhóm công nhân điều khiển cần cẩu di dời cọc bêtông cốt thép 40x40 cm để chuẩn bị đóng xuống sông.
Gần bờ sông Thị Vải, nhóm công nhân điều khiển cần cẩu di dời cọc bêtông cốt thép 40x40 cm để chuẩn bị đóng xuống sông.
Công nhân tham gia đóng trụ cầu trên sông chủ yếu làm việc trên sà lan.
Khoảng 100 công nhân, kỹ sư, chuyên gia... đang làm việc tại gói thầu này, đợt cao điểm lên tới gần 1.000 người.
Khoảng 100 công nhân, kỹ sư, chuyên gia... đang làm việc tại gói thầu này, đợt cao điểm lên tới gần 1.000 người.
Một đoạn 2 km khác thuộc gói thầu A7 đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng, xử lý lún nền đường...
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành hiện đạt hơn 80% tiến độ, có 8 gói thầu xây lắp, tuy nhiên nhiều gói thầu trên công trường chưa thể tiếp tục thi công do vướng mắc về vốn. Đặc biệt trước đó, hai gói thầu quan trọng nhất là J1 (xây cầu Bình Khánh bắc qua sông Soài Rạp) và J3 (cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu) qua TP HCM đã dừng làm từ tháng 7/2018.
Cầu Bình Khánh xây theo kiểu dây văng, dài 2,76 km, nối huyện Nhà Bè và Cần Giờ của TP HCM. Đây là một trong những công trình quan trọng nhất của dự án. Nhiều đoạn cao tốc qua TP HCM hiện cũng tạm ngừng.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành hiện đạt hơn 80% tiến độ, có 8 gói thầu xây lắp, tuy nhiên nhiều gói thầu trên công trường chưa thể tiếp tục thi công do vướng mắc về vốn. Đặc biệt trước đó, hai gói thầu quan trọng nhất là J1 (xây cầu Bình Khánh bắc qua sông Soài Rạp) và J3 (cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu) qua TP HCM đã dừng làm từ tháng 7/2018.
Cầu Bình Khánh xây theo kiểu dây văng, dài 2,76 km, nối huyện Nhà Bè và Cần Giờ của TP HCM. Đây là một trong những công trình quan trọng nhất của dự án. Nhiều đoạn cao tốc qua TP HCM hiện cũng tạm ngừng.
Toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành. Đồ họa: Lê Huyền.
Cao tốc Bến Lức - Long Thành là dự án đường bộ cao tốc dài và lớn nhất miền Nam, kế hoạch thông xe ban đầu vào cuối năm 2018, sau đó được gia hạn đến 2020 và gần đây nhất lùi tới cuối năm 2023. Dự án có điểm đầu giao cao tốc TP HCM - Trung Lương và đường Vành đai 3 của TP HCM; điểm cuối giao quốc lộ 51 (Đồng Nai). Công trình thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc loại A với bốn làn xe và hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc 120 km/h.
Toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành. Đồ họa: Lê Huyền.
Cao tốc Bến Lức - Long Thành là dự án đường bộ cao tốc dài và lớn nhất miền Nam, kế hoạch thông xe ban đầu vào cuối năm 2018, sau đó được gia hạn đến 2020 và gần đây nhất lùi tới cuối năm 2023. Dự án có điểm đầu giao cao tốc TP HCM - Trung Lương và đường Vành đai 3 của TP HCM; điểm cuối giao quốc lộ 51 (Đồng Nai). Công trình thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc loại A với bốn làn xe và hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc 120 km/h.
Quỳnh Trần - Phước Tuấn