Tôi nghĩ việc chúng ta cần làm là tìm hướng giải quyết việc học để thi như hiện nay. Đây là vấn đề không chỉ của ngành giáo dục. Nhìn vào thực tế thì chúng ta đang sai lệch trong nhận thức về mục đích của việc học: học để có bằng cấp.
Nguyên nhân chính vẫn là vấn đề tuyển dụng của chúng ta là dựa vào bằng cấp (hoặc bằng cấp + quan hệ + tiền tệ) chứ không dựa vào trình độ chuyên môn. Thực trạng này dẫn đến việc chạy chọt để có tấm bằng chứ không cần lo học để có kiến thức. Hãy nhìn ra các nước phát triển thì bằng cấp chỉ là điều kiện cần chứ nó không đảm bảo cho một vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp, nhà tuyển dụng chủ yếu xem xét năng lực, kiến thức của ứng viên chứ không quan tâm lắm đến bằng cấp.
>> Xem thêm: Còn tỉnh nào sai phạm chấm thi THPT chưa bị lộ như Hà Giang?)
Mối quan hệ nhân quả ở đây thể hiện đã rất rõ ràng: nếu tuyển dụng dựa trên năng lực thì người ta sẽ học để lấy kiến thức, kết quả là việc nâng điểm trở nên vô nghĩa, ngược lại nếu dựa trên bằng cấp (hoặc quan hệ + tiền tệ) thì việc học chỉ là để đảm bảo thủ tục giấy tờ và điểm số có thể "chạy" để đạt được.
Đây là một vấn đề có tính vĩ mô chứ không phải chỉ là câu chuyện của ngành giáo dục. Cũng không thể chỉ hô hào lương tâm, trách nhiệm của các cá nhân hoặc siết chặt quy trình giám sát thi cử, cầu bằng cấp sẽ cung bằng cấp, cầu trình độ sẽ cung trình độ.
>> Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.