Xét trên quy mô toàn cầu, lãi suất huy động USD hầu hết chỉ xoay quanh mức một % với các kỳ hạn ngắn. Ở Mỹ khoảng 1,25%, Trung quốc 0,8%, Hong Kong 0,5%, Canada 0,3%, hay thấp nữa là Hàn quốc với mức 0,25%, Đài Loan 0,2%. Chỉ có hai nước có lãi suất thấp nhất 0%, là Việt Nam và Andorra.
Cũng có một số nước có lãi suất tiền gửi bằng đồng USD cao hơn như Ấn Độ 1,75%, Lào 3,5%, Campuchia 5% hay cao nhất thế giới là Ucraina với 8%. Thường các nước có kinh tế đang gặp khó khăn, có hệ thống ngân hàng kém uy tín, đặc biệt là đang có chiến tranh hay khủng hoảng thì lãi suất sẽ phải cao hơn.
Ngay tại Mỹ, nhìn về lịch sử thì lãi suất đồng USD hiện tại cũng khá là thấp, nhưng thấp đến mức 0% như Việt Nam, chẳng giống ai cả liệu có đúng không?

Việc kéo dài chính sách lãi suất 0% ở tất cả kỳ hạn và tất cả đối tượng là không đúng.
Chính sách giảm lãi suất huy động đồng USD của ngân hàng nhà nước đã giúp hệ thống ngân hàng và nền kinh tế có được mức lãi suất đầu vào nhẹ hơn, không những thế còn giúp chống đôla hoá, nhất là khi giải pháp mạnh tay là đưa lãi suất về 0% được đưa ra.
Chắc chắn người dân, doanh nghiệp đang nắm giữ tiền USD phải cân nhắc khi "nhờ ngân hàng giữ hộ" hay chuyển sang tiền đồng để hưởng lãi suất. Tuy nhiên, khi nó kéo quá dài, tác dụng chống đôla hoá của giải pháp này giảm dần, tác dụng giảm lãi suất cho hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp cũng không còn mà ngược lại, các tác dụng phụ của giải pháp hiếm có nơi nào trên thế giới áp dụng này sẽ gây hại cho nền kinh tế.
Thứ nhất, nó là biện pháp mang tính chất áp buộc, có thể có ngân hàng lách bằng cách này hay cách khác, tạo nên sự méo mó không cần thiết cho thị trường cạnh tranh lành mạnh.
Thứ hai, lãi suất bằng 0 sẽ không khuyến khích người dân tiết kiệm, khi vẫn còn nhiều người chưa an tâm về tỷ giá. Chính sách này phải đi kèm với chính sách tỷ giá mới phát huy được hiệu quả thực sự.
Nó sẽ rất tai hại khi nguồn vốn tích luỹ được của nền kinh tế không được đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả vào các dự án cần thiết mà cứ để người dân vì lãi suất USD quá thấp, lại không thích gửi VNĐ đi đầu tư vào các kênh khác, các tài sản khác chưa thực sự cần thiết với tổng thể nền kinh tế Việt Nam hiện tại.
Thứ ba, nguồn tiền kiều hối, nguồn tiền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ không còn động lực để chảy về nước theo kênh chênh lệch lãi suất huy động. Ngược lại, nguy cơ chảy ngược dòng tiền trong nước ra ngoài là hoàn toàn có thể xảy ra, khi mà các nước láng giềng, chung biên giới đang huy động USD với mức lãi suất hấp dẫn.
Có thể khẳng định chắc chắn, chính sách điều hành lãi suất đồng USD thời gian qua là cực kỳ chính xác và hiệu quả. Một mũi tên đã trúng đến hai ba đích. Và ngay cả việc đưa lãi suất về tận 0% cũng đã rất đúng. Nhưng đó là giải pháp mang tính thời điểm và có nhiều tác dụng phụ, không nên duy trì quá lâu.
Đặc điểm của chúng ta là nước đang phát triển, cần huy động nguồn vốn đầu tư lớn, cần khuyến khích người dân gửi tiết kiệm, bằng tiền Việt càng tốt mà bằng USD cũng tốt. Đặc biệt là các kỳ hạn dài, 3 năm, 5 năm, hay 10 năm. Do đó, việc kéo dài chính sách lãi suất 0% ở tất cả kỳ hạn và tất cả đối tượng là không nên.
Cần bỏ quy định với cá nhân ở các kỳ hạn dài, để thị trường tự điều tiết hoặc ít nhất ngân hàng có quy định thì cũng không quy định một cách cực đoan là lãi suất USD tất cả đối tượng và tất cả kỳ hạn đều 0% như hiện nay.
>> Xem thêm: 10 năm khốn khổ vì 2,3 tỷ nợ nặng lãi
![]() |
Thoát nợ 'thần kỳ' khi vay nóng 100 triệu đồng
Tài chính công ty quá hạn hẹp không đủ vốn xoay vòng. Tôi đành bấm bụng vay nóng bên ngoài với lãi suất 5%. |
Chia sẻ bài viết của bạn về cuộc sống tại đây.