Sau khi đọc bài "Thí sinh bắt đầu 'cuộc chơi' nộp - rút hồ sơ đại học" viết về tình trạng nhiều thí sinh sau khi nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường có nguy cơ rớt đã vội vã đi rút hồ sơ, hôm sau quay lại trường nộp vào ngành khác, tôi cho rằng đây chính là sự bất hợp lý nhất của việc cải tiến trong ngành giáo dục năm nay.
Điều này gây tốn kém cho xã hội nhiều hơn các năm trước. Thí sinh phải đi lại nhiều lần mà vẫn không chắc chắn vào được đại học. Mọi năm vào tầm này, thí sinh đã biết đậu hay trượt rồi. Còn năm nay thì chưa biết như thế nào, chỉ khổ cho các thí sinh ở vùng xa và nông thôn, cứ đi đi lại lại về thành phố rút hồ sơ rồi lại nộp vào.
Việc này không những gây nhiều phiền hà, mất thời gian mà còn tốn kém tiền bạc của các phụ huynh thí sinh, trong khi có thể giải quyết một cách rất đơn giản và chính xác như sau:
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có dữ liệu của các thí sinh (điểm thi, điểm ưu tiên...), chỉ cần thí sinh nộp thêm một bản ghi nguyện vọng của mình từ cao xuống thấp khi nộp đăng ký dự thi. Máy tính sẽ xếp các trường tùy theo dữ liệu và nguyện vọng của từng thí sinh.
Nếu làm được vậy sẽ không có thí sinh nào có thể nói rằng: Tại sao điểm tôi cao lại không đậu đại học? Tại sao trường này có điểm xét tuyển thấp hơn khả năng của tôi mà không được xét tuyển?
Cũng như không trường nào có thể phàn nàn rằng: Tại sao thí sinh điểm cao thích nộp vào trường mà không được tuyển. Lập trình này máy tính chạy không khó.
(Xem thêm: Nhận giấy báo trung tuyển đại học ngay khi nộp hồ sơ)
Theo thông tin từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi THPT quốc gia có hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có gần 600.000 thí sinh dự thi xét tốt nghiệp và xét đại học, cao đẳng.
Như vậy, nếu tính trung bình mỗi thí sinh tốn 500.000 đồng vào việc đi đăng ký thì số tiền sẽ là 300 tỷ đồng. Ngoài ra các trường phải tốn tiền tiếp nhận hồ sơ, thời gian của các thí sinh và phụ huynh... Trong khi số tiền này lẽ ra có thể tiết kiệm được.
Để cho các trường đại học, cao đẳng xét tuyển như mấy ngày nay thì thật là căng thẳng, ảnh hưởng con đường vào đời của các em học sinh, khi sức hút của tấm bằng đại học là quá lớn.
>> Xem thêm: Thạc sĩ loại giỏi làm lương 1,5 triệu đồng
Trượt đại học khiến tôi thêm mạnh mẽ Rớt đại học đúng là một cú sốc lớn đối với bản thân tôi khi từng là một trong 5 học sinh xuất sắc của trường, thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp phổ thông với số điểm đáng mơ ước 56,5 điểm/60 điểm. |
Chia sẻ bài viết của bạn về giáo dục, thi cử tại đây.