Năm 2007, lên lớp 10 tôi được "thừa kế" chiếc xe đạp leo núi do anh trai để lại. Kiểu xe có vè sau đưa lên khiến chiếc áo trắng học trò biến thành áo chấm bi mỗi hôm trời mưa.Nhưng lúc đó tôi vẫn cảm thấy rất sung sướng, vì nhiều bạn còn chẳng có xe đạp để đi. Bãi giữ xe trường tôi toàn xe đạp (và đương nhiên là không có xe đạp điện).
(Xem thêm: 'Học sinh thời nay ngày càng ăn chơi, quậy phá hơn xưa')
Đến năm 2010, nhờ thành tích học tập tốt, tôi được “lên đời” chiếc Martin 107. Khi đó, nhiều bạn trong trường đã "lên" hẳn xe máy trên 50 phân khối. Tôi còn nhớ một ngày nọ, công an bủa vây tứ hướng, khiến cho những bạn đi xe máy không ai thoát được.
Người bạn ngồi chung bàn với tôi cũng nằm trong số đó. Nhà nó cách xa trường chỉ 1km, nhưng nó xách luôn chiếc xe máy Future đi học. Khi đó, bạn tôi tìm đường đánh một vòng lớn gần 10 cây số về nhà để tránh bị bắt. Nhưng người tính không bằng trời tính, nó bị “đánh chặn” khi vừa ôm khúc cua cuối cùng.
(Xem thêm: Học sinh đi ván gỗ rộng 40cm trên cầu hỏng qua suối sâu)
Mấy hôm sau, nó buồn buồn:
- Tao đi “cửa sau”, lấy được xe ra sớm nhưng tốn gần 2 triệu đồng mày ạ, xót xa quá!
Năm ấy, bãi giữ xe trường tôi vẫn toàn xe đạp, một số xe có thêm “điện” và lác đác vài xe máy vào những ngày cuối tuần.
(Xem thêm: Tài xế bị đuổi đánh vì lùi ôtô đè gãy chân học sinh)
Giờ tôi đã tốt nghiệp, đi làm.Mới đây, tôi đã phải lách và thắng gấpđể tránh một chiếc xe chạy ngược chiều với tốc độ cao. Lấn qua cả phần làn đường tôi đang chạy là bóng dáng áo dài trắng học sinh, áo khoác kéo nón trùm đầu, không mũ bảo hiểm. Tôi chỉ biết lắc đầu, thầm nghĩ: “Truyền nhân của Ninja Lead”.
Và, khi đi ngang trường cũ, tôi ngạc nhiên nhận ra bãi giữ xe của trường giờ toàn xe máy. Đi chậm lại, nhìn kỹ hơn, thì thấy toàn xe tay ga, xe trên 50 phân khối.
(Xem thêm: Tài xế lùi xe trên phố Hà Nội, chạy trốn công an)
Đi xe máy tiện lợi cho các em, đỡ mệt hơn, nhanh hơn, đó là điều không thể phủ nhận, nhưng các em đang ở độ tuổi mới lớn, chưa thể suy nghĩ thấu đáo và chín chắn được.
Các em thoải mái sử dụng xe máy như thế thật sự nguy hiểm, cả cho bản thân và cho người khác. Chỉ một câu khích “Mày sao chạy nhanh bằng tao” là đủ thành họa ngay.
(Xem thêm: Màn thể dục nhịp điệu gây sốt cộng đồng của học trò Thái Bình)
Và nếu ai đó lỡ gây tai nạn với một em học sinh không đủ điều kiện chạy xe trên đường thì khi đó ai đúng, ai sai?
>> Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.
>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa thế hệ học sinh Việt xưa và nay