Tàu vận tải biển siêu trường, siêu trọng Rolldock Sea được đóng tại nhà máy Larsen&Toubro ở Surat, Ấn Độ. Ảnh: Marine Traffic. Tàu thuộc sở hữu của công ty Rolldock có trụ sở tại Hà Lan. Rolldock Sea thuộc lớp Ice E2, với phần thân tàu được gia cố, giúp nó có thể phá băng khi di chuyển. Ảnh: Marine Traffic. Tàu có chiều dài 142 m, rộng 24 m, di chuyển với vận tốc tối đa 33 km/h và có tải trọng khoảng 7.000 tấn. Ảnh: Marine Traffic. Rolldock Sea được sử dụng làm tàu mẹ để vận chuyển tàu ngầm Kilo HQ 182 Hà Nội về Việt Nam. Hà Nội HQ 182 là chiếc đầu tiên trong số 6 chiếc tàu ngầm Kilo Nga đóng cho Việt Nam tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg. Ảnh: Marine Traffic. Dự kiến tàu sẽ vào Biển Đông và về quân cảng Cam Ranh vào cuối tuần này. Ảnh: Marine Traffic. Công ty Rolldock có nhiều kinh nghiệm vận chuyển tàu ngầm Kilo cho các đối tác. Trước đây, Ấn Độ cũng thuê hãng vận tải này chuyên chở các tàu ngầm Kilo mua của Nga. Ảnh: Marine Traffic. Quá trình xếp dỡ hàng của Rolldock Sea có thể thực hiện theo ba cách: sử dụng hệ thống cần trục để cẩu; dùng hệ thống con lăn để đẩy hàng vào/ra thân tàu; sử dụng sàn tàu chìm (làm cho hệ thống sàn khoang hàng tàu mẹ chìm một phần xuống nước) để hàng nổi lên và bơi vào/ra khỏi tàu. Trong ảnh, quá trình bốc dỡ hàng hóa trên tàu Rolldock Sea bằng cần trục. Ảnh: maritime-connector.com. Với các loại hàng như tàu ngầm, khoang chứa của tàu mẹ có cách chắn xung quanh giúp tàu ngầm không bị ảnh hưởng bởi tác động của các vùng biển trong quá trình di chuyển. Ảnh: rolldock.com. Với phương thức sử dụng sàn tàu chìm để bốc dỡ hàng, phần đuôi Rolldock Sea được làm chìm xuống nước. Sau đó, tàu ngầm sẽ bơi vào hoặc bơi ra khỏi khoang hàng của tàu mẹ. Ảnh: maritime-connector.com. Khoang chứa hàng trên tàu vận tải Rolldock Sea. Ảnh: maritime-connector.com. Nguyễn TâmTàu ngầm Hà Nội sắp về đến Biển Đông