Cháu nên theo đuổi luật dân sự hay hình sự, yêu cầu của hai loại hình này có gì giống và khác nhau?
Với tư cách là luật sư đang hành nghề nhiều năm, theo luật sư, thử thách lớn nhất của nghề này là gì? Những lưu ý cơ bản trong quá trình hành nghề này là gì?
Cháu xin cảm ơn!
Độc giả Quang Khải
Luật sư tư vấn
Lời đầu tiên, luật sư chúc mừng bạn vì định hướng được đam mê của mình từ sớm, việc này rất quan trọng, dù trong bất cứ ngành nghề nào. Giải đáp thắc mắc của bạn, luật sư xin được trả lời như sau:
Khi bạn học xong ngành luật tại một trường đại học thì bạn là cử nhân luật và đương nhiên không phải luật sư và chưa thể làm các công việc của luật sự được. Nếu muốn trở thành luật sư, bạn phải tiếp tục học tập và hoàn thành các chương trình, kỳ thi do nhà nước quy định. Cụ thể:
- Hoàn thành đào tạo chuyên ngành luật tại đại học và lấy bằng cử nhân luật (4 năm)
- Hoàn thành khoá đào tạo luật sư tại Học viện tư pháp và được cấp giấy chứng nhận đã tốt nghiệp đào tạo luật sư (một năm)
- Thực tập hành nghề luật sư tại các văn phòng, công ty luật (một năm) và được 1 luật sư trên 3 năm kinh nhiệm hướng dẫn.
Thời gian này bạn phải lập nhật ký và báo cáo tập sự, cố gắng học tập, tiếp thu kinh nhiệm, kỹ năng của các luật sư hướng dẫn để hiểu hơn về hành nghề luật sư.
- Tham gia kỳ thi luật sư và nếu bạn vượt qua kỳ thì sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư;
- Lập hồ sơ xin cấp thẻ luật sư và gia nhập đoàn luật sư của một tỉnh nào đó.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn, có thể tìm đọc Luật Luật sư.
Về việc định hướng theo mảng dân sự hay hình sự, luật sưu khuyên bạn, trước tiên cần phải thử sức ở cả hai. Mảng nào cũng có sự thú vị và tầm quan trọng riêng. Khi có thời gian, kinh nghiệm làm việc ở một mức độ nhất định, bạn sẽ tìm thấy được điểm mạnh, sở thích của mình là gì, từ đó có thể tự quyết định hướng công việc của riêng mình.
Thử thách lớn nhất của nghề này là gì?
Luật sư là nghề phải chịu áp lực tinh thần rất cao, bạn phải thật sự đam mê với nghề mới gắn bó lâu dài. Mỗi lời tư vấn, định hướng của luật sư liên quan số phận con người, liên quan công việc lớn của khách hàng nên mỗi lời tư vấn, hành động của luật sư phải vô cùng cẩn trọng, suy nghĩ thật kỹ lưỡng để truyền đạt đến khách hàng.
Ban đầu, hành nghề sẽ rất khó khăn vất vả vì ngoài kiến thức pháp lý ra, bạn còn phải rèn luyện kỹ năng hành nghề, trau dồi, học hỏi kinh nhiệm thực tiễn, tuân thủ hành lang pháp lý của luật sư như quy tắc đạo đức, luật luật sư...
Khi bắt đầu vào nghề, luật sư khuyên bạn nên tìm một văn phòng luật sư hoặc một luật sư nhiều năm kinh nhiệm, có tâm, có định hướng hành nghề rõ ràng, muốn truyền đạt lại kiến thức hành nghề cho đàn em để làm người thầy hướng dẫn cho mình. Vì giống như bất cứ ngành nghề nào, những luật sư trẻ mới vào nghề rất cần những người anh, người chị luật sư đi trước để bảo ban, hành nghề hiệu quả và đúng pháp luật.
Bạn xác định theo nghề thì không nên nóng vội, phải biết tiếp thu, rèn luyện bản thân cả về kiến thức pháp lý, kỹ năng hành nghề, quan hệ xã hội. Bạn hãy làm việc một cách chăm chỉ, tận tâm, hiệu quả vì quyền lợi của thân chủ, của khách hàng, làm việc đúng tiêu chuẩn của một luật sư, đúng đạo đức hành nghề. Dần dần trở thành một luật sư uy tín, được niềm tin từ khách hàng, từ xã hội.
Luật sư chúc bạn thực hiện được đam mê của mình!
Luật sư Nguyễn Đại Hải
Công ty Luật TNHH Fanci